Bảo hiểm tai nạn lao động ai đóng? Mức đóng là bao nhiêu?

Bảo hiểm tai nạn lao động là một các khoản tiền bảo hiểm được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm đến. Vậy theo quy định hiện hành, bảo hiểm tai nạn lao động ai đóng? Mức đóng là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu các vấn đề này thông qua bài viết sau.

Bảo hiểm tai nạn lao động ai đóng?

Bảo hiểm tai nạn lao động ai đóng?
Bảo hiểm tai nạn lao động ai đóng? (Ảnh minh họa)

Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 Luật An toàn, vệ sinh lao động 84/2015/QH13 có quy định như sau:

“2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.”

Theo đó, trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động là thuộc về người sử dụng lao động.

Cụ thể hơn, căn cứ quy định tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động của các đối tượng sau đây có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc:

- Thứ nhất là nhóm các cán bộ, công chức và viên chức;

- Thứ hai là các sĩ quan/quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan/hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan/hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu có được hưởng lương như đối với quân nhân;

- Thứ ba là các hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; học viên quân đội/công an/cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

- Thứ tư là các công nhân công an, công nhân quốc phòng và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Thứ năm là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (Lưu ý: Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình);

- Cuối cùng là người quản lý doanh nghiệp hoặc người quản lý điều hành hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động (Ảnh minh họa)

Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động được quy định được tính theo từng nhóm đối tượng như sau;

  • Nhóm 1: Đối với nhóm đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, cụ thể bao gồm hạ sĩ quan/chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan/chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, học viện công an, học viên cơ yếu đang theo học có được hưởng sinh hoạt phí

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với mỗi người lao động

=

0,5%

x

Mức lương cơ sở

  • Nhóm 2: Doanh nghiệp bảo đảm điều kiện đóng thấp hơn mức đóng bình thường theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định áp dụng:

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

=

0,3%

x

Quỹ tiền lương được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Điều kiện để doanh nghiệp hưởng mức đóng này là khi doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Trong vòng 03 năm được tính đến thời điểm đề xuất mà không bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền đồng thời không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật liên quan các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

+ Doanh nghiệp đã thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn trong vòng 3 năm liền kề trước của năm đề xuất;

+ Tần suất tai nạn lao động tại doanh nghiệp này của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ mức 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 3 năm liền kề trước của năm đề xuất hoặc doanh nghiệp đã không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 3 năm liền kề trước của năm đề xuất.

  • Nhóm 3: Các đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khác không thuộc 02 trường hợp nêu trên:

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

=

0,5%

x

Quỹ tiền lương được dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động được dùng làm gì?

Căn cứ nội dung tại Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi được người sử dụng lao động đóng vào sẽ được sử dụng cho các mục đích như sau:

Với các mục đích sử dụng nêu trên, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề an sinh xã hội.

Đây được xem là điểm tựa cho người lao động khi xảy ra các tình huống rủi ro, tai nạn khi phát huy được ý nghĩa bù đắp, chia sẻ rủi ro, gánh nặng tài chính cho người lao động và cả người sử dụng lao động.

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ngoài việc chi trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà còn hỗ trợ cho các hoạt động khác như phòng ngừa, chia sẻ rủi ro; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trên đây là thông tin về bảo hiểm tai nạn lao động ai đóng? .

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Khi nào Tòa án không công nhận thỏa thuận tài sản của vợ chồng?

Khi nào Tòa án không công nhận thỏa thuận tài sản của vợ chồng?

Khi nào Tòa án không công nhận thỏa thuận tài sản của vợ chồng?

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Vậy khi nào thỏa thuận tài sản của vợ chồng không được pháp luật công nhận?