Những ai được ra, vào Hà Nội thời điểm này? Cần giấy tờ gì?

Sau 60 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Hà Nội đã nới lỏng giãn cách nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ người ra, vào Thành phố. Vậy, những ai được ra, vào Hà Nội thời điểm này? Họ cần đem theo giấy tờ gì?

1. Ai được ra, vào Hà Nội qua 22 chốt cửa ngõ Thủ đô?

Theo Dantri, ngày 23/9/2021, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội thông tin, chỉ những người đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo nội dung Công văn 2434 ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội mới được phép đi lại qua chốt kiểm soát.

Cụ thể, Công văn này quy định những đối tượng sau khi có đủ giấy tờ sẽ được ra, vào Hà Nội:

STT

Đối tượng được ra, vào Hà Nội

Giấy tờ cần mang theo

1

Người ở tỉnh, thành khác vào Hà Nội làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động

- Giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu

2

Cán bộ, nhân viên, người lao động thường trú tại Hà Nội làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác

- Giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó

- Giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu

3

Ra - vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia

- Giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

- Giấy đi đường theo mẫu

4

- Người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7/2021 muốn quay lại Hà Nội

- Người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội

- Căn cước công dân

- Kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (trong vòng 3 ngày)

- Giấy tờ chứng minh việc buôn bán (với người buôn bán)

5

Người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội; lễ tang; đi sân bay Nội Bài

- Căn cước công dân

- Hộ chiếu và vé máy bay (người đi sân bay)

- Kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV2 bằng phương pháp PCR (trong vòng 3 ngày)

6

Người đi khám chữa bệnh

- Hồ sơ bệnh án/Giấy ra viện

- Lịch trình vào - ra, địa điểm xuất phát, nơi đến

7

Lễ tang tổ chức ngoài Hà Nội

- Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ

- Cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17

ai duoc ra vao ha noi
Hà Nội kiểm soát chặt người ra vào để bảo vệ thành quả chống dịch (Ảnh minh họa)

2. Trẻ em có được vào Hà Nội trong thời gian này?

Sau thời gian Hà Nội giãn cách để phòng, chống dịch, nhiều trẻ em bị “kẹt” ở địa phương khác, nay có nhu cầu trở về Hà Nội với cha, mẹ.

Đây chính là trường hợp người đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7/2021 muốn quay lại Hà Nội theo hướng dẫn nêu trên.

Tuy nhiên, hầu hết các địa phương, đặc biệt là địa phương chưa có dịch đều yêu cầu khá chặt chẽ đối với việc tiếp nhận người về từ Hà Nội. Chẳng hạn, cần có chứng nhận tiêm 2 mũi vắc xin hoặc xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ, thậm chí phải cách ly tập trung 14 ngày. Vì thế, việc cha, mẹ về quê đón con rồi quay lại tương đối khó khăn.

Trước tình hình đó, nhiều phụ huynh chia sẻ cách đón con đang "mắc kẹt" ở quê lên Hà Nội bằng cách nhờ người thân đưa con ra chốt kiểm soát dịch. Sau đó, cha, mẹ trình giấy xác nhận của Công an phường, Sổ hộ khẩu hay giấy khai sinh chứng minh con có hộ khẩu tại Hà Nội, cùng kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính của con và cha, mẹ để được cán bộ tạo điều kiện qua chốt…

3. Xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR ở đâu? Bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm RT-PCR là phương pháp cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, khác với test nhanh chỉ xác định bệnh nhờ vào kháng thể trong máu.

Các cơ sở muốn xét nghiệm RT-PCR phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2, thường phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo...

Hiện nay, rất nhiều cơ sở y tế đã được cấp phép cho xét nghiệm này, hầu hết là các bệnh viện tuyến huyện trở lên và một số phòng khám đa khoa.

Mỗi đơn vị hoặc địa phương sẽ quy định mức giá khác nhau. Tuy nhiên, theo Công văn 4356 của Bộ Y tế, mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/1 mẫu xét nghiệm.

Trường hợp gộp mẫu, cấp có thẩm quyền quyết định mức giá cụ thể.

Trường hợp không có quyết định phê duyệt định mức kinh tế kỹ thuật, Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời chi phí thực hiện xét nghiệm như sau:

- Mức giá tối đa của việc lấy và bảo quản bệnh phẩm: 100.000 đồng/mẫu.

- Mức tối đa của việc thực hiện xét nghiệm với mẫu gộp là 634.000 đồng chia (:) cho số mẫu gộp.

Chẳng hạn, tại tỉnh Ninh Bình, căn cứ hướng trên của Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 963/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR là 734.000 đồng. Mẫu gộp có mức giá dịch vụ lấy và bảo quản bệnh phẩm là 100.000 đồng/mẫu; mức giá xét nghiệm là 634.000 đồng, chia cho số mẫu gộp.

Những ai được ra, vào Hà Nội thời điểm này? Cần giấy tờ gì?
Giá xét nghiệm RT-PCR của một cơ sở y tế tại tỉnh Ninh Bình
Xét nghiệm RT-PCR có thể cho ra kết quả trong khoảng 4 - 6 giờ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, người dân có thể phải chờ đến 01 ngày để có kết quả này.

Trên đây là quy định về những người được ra vào Hà Nội hiện nay và giấy tờ cần có. Nếu có thắc mắc về dịch Covid-19, hãy liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

>> Người từ Hà Nội có được về quê không?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?