Những trường hợp thu hồi nhà, đất công

Việc thu hồi nhà, đất là tài sản công luôn nhận được sự quan tâm từ dư luận. Vậy những trường hợp nhà, đất công nào sẽ nằm trong diện bị thu hồi?

Các trường hợp thu hồi nhà đất công

Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP quy định về việc sắp xếp, xử lý tài sản công đã có quy định về các trường hợp nhà, đất bị áp dụng biện pháp thu hồi. Cụ thể gồm:

- Trường hợp 1: Đất, tài sản gắn liền với đất thuộc đất thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư thuộc trường hợp thu hồi đất;

- Trường hợp 2: Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng liên tục quá 12 tháng (trừ trường hợp đang triển khai thủ tục để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật);

- Trường hợp 3: Sử dụng nhà, đất không đúng quy định mà phần diện tích sử dụng không đúng quy định có thể tách thành cơ sở độc lập;

- Trường hợp 4: Nhà, đất là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp cũ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi đã được Nhà nước giao trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp khác hoặc được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại địa điểm mới mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Trường hợp 5: Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng nhà, đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định, trừ nhà, đất thuộc vụ việc đã được tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý;

- Trường hợp 6: Nhà, đất đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;

- Trường hợp 7: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại nhà, đất cho Nhà nước.

Thẩm quyền ra quyết định thu hồi nhà đất là tài sản công? (Ảnh minh họa)

Thẩm quyền ra quyết định thu hồi

Trường hợp

Thẩm quyền

Trường hợp 1

UBND cấp tỉnh (Theo Điều 83 Luật Đất đai 2024)

Các trường hợp còn lại

Nhà đất thông thường

UBND cấp tỉnh

Nhà đất thuộc tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân

- Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất).

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng còn lại.

(Theo khoản 2 Điều 58 Nghị định 151/2017/NĐ-CP)

Nhà, đất tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam

- Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng ở trung ương;

- Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;

- Ban thường vụ huyện ủy quyết định thu hồi tài sản được hình thành từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc NSNN cấp huyện;

- Cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của HĐND cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ NSNN tại Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc NSNN cấp huyện;

(Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 165/2017/NĐ-CP)


Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về 6 trường hợp thu hồi nhà, đất công. 
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục