5 lưu ý khi gọi điện, gửi email quảng cáo từ 01/10/2020

Nhằm “trị” tin nhắn, cuộc gọi rác, Chính phủ đã đặt ra một số quy định về gọi điện, nhắn tin, gửi email quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/10/2020.

Theo đó, kể từ thời điểm này, những người làm dịch vụ chăm sóc khách hàng, những doanh nghiệp đang có ý định tiếp cận khách hàng cần lưu ý những quy định sau liên quan đến gửi tin nhắn, email quảng cáo, gọi điện quảng cáo.


Không quảng cáo với số điện thoại trong danh sách không quảng cáo

Điều 7 Nghị định 91 định nghĩa: “Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào”.

Theo đó, người quảng cáo hoặc các nhà mạng không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách này.

Nếu vi phạm, mức phạt từ 80 - 100 triệu đồng, theo khoản 7a, Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP).

5 lưu ý khi gọi điện, gửi email quảng cáo từ 01/10/2020

Những lưu ý khi gọi điện, gửi email quảng cáo từ 01/10/2020 (Ảnh minh họa)


Không được gửi tin, gọi điện quảng cáo khi chưa có sự đồng ý

Tại khoản 3 Điều 13 quy định, khi người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận quảng cáo đầu tiên, người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo đến số điện thoại đó.

Mặt khác, khoản 4 Điều 13 quy định thêm nếu trước đó đã được người sử dụng đồng ý nhận quảng cáo nhưng sau đó yêu cầu từ chối thì người quảng cáo phải chấm dứt việc gửi quảng cáo.

Nếu vi phạm, mức phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (theo Khoản 2 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP).


Lưu ý về số lượng, thời gian nhắn tin, gọi điện quảng cáo

Người quảng cáo cũng cần phải lưu ý về tần suất, thời gian gửi tin nhắn, email, gọi điện quảng cáo theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 13 Nghị định 91/2020/NĐ-CP:

Về tin nhắn quảng cáo

- Không được gửi quá 03 tin nhắn trong vòng 24h

- Thời gian được gửi tin nhắn quảng cáo từ 07h đến 22h mỗi ngày.

Người quảng cáo “không có biện pháp giới hạn số lượng, tốc độ và tần suất nhắn tin” sẽ bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm đ khoản 4 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Về cuộc gọi quảng cáo

- Không được gọi quá 01 cuộc gọi quảng cáo trong vòng 24h;

- Thời gian gọi điện thoại quảng cáo từ 08h đến 17h mỗi ngày.

Mức phạt khi gọi quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ hoặc gọi điện thoại quảng cáo ngoài thời gian quy định trên mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng là từ 20 - 30 triệu đồng (theo điểm p, khoản 4 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP).


Tin nhắn, email quảng cáo phải có thông tin giá cước

Đây là yêu cầu mới đối với tin nhắn, email quảng cáo kể từ ngày 01/10/2020. Theo khoản 2 Điều 14 và khoản 4 Điều 17, tin nhắn và email quảng cáo đều phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước, nếu quảng cáo cho dịch vụ có thu cước.

Bên cạnh đó, vẫn phải đáp ứng các yêu cầu trước đây như: Phải được gắn nhãn quảng cáo; Phải có chức năng từ chối…

Riêng đối với nhãn quảng cáo, chỉ được có dạng: [QC] hoặc [AD].


Gọi điện quảng cáo phải giới thiệu tên, địa chỉ

Theo Điều 22 của Nghị định, mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo đều phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi (gồm tên và địa chỉ), và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo.

Trong trường hợp quảng cáo cho dịch vụ có thu cước, thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước.

Đặc biệt, trong trường hợp người nghe từ chối nhận cuộc gọi, người quảng cáo phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến người đó.

Trên đây là quy định tại Điều 21 của Nghị định.

>> Thực hiện tin nhắn, cuộc gọi rác có thể bị phạt tới 100 triệu đồng 

Hoàng Kim Anh

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Quy định mới về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ từ 30/10/2020

Quy định mới về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ từ 30/10/2020

Quy định mới về thủ tục xuất, nhập khẩu gỗ từ 30/10/2020

Nhằm giảm thiểu tác động thiệt hại trước những rủi ro thương mại của ngành gỗ, ngày 01/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp. Nghị định có rất nhiều điểm mới trong việc quản lý gỗ xuất khẩu, nhập khẩu