5 chế độ với người bị tinh giản biên chế

Theo chủ trương chung của Chính phủ, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước đều đang thực hiện tinh giản biên chế hàng năm. Vậy chế độ với người thuộc diện tinh giản biên chế như thế nào?

Theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP, tinh giản biên chế được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác.

Năm 2018, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều hạ quyết tâm giảm 1,7% biên chế công chức và 2,5% biên chế sự nghiệp công lập (theo Quyết định 1715/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội và Quyết định 1370/QĐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh).

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ mới đây đề xuất cả nước sẽ giảm từ 46 đến 88 sở, ngành. Nếu đề xuất này được thông qua, có thể sẽ tạo ra một lượng lớn người lao động bị tinh giản biên chế

Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC quy định chế độ với người bị tinh giản biên chế như sau:

Chế độ với người về hưu trước tuổi

Nếu người thuộc diện tinh giản biên chế đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên được hưởng chế độ hưu trí và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Bên cạnh đó, những người lao động thuộc trường hợp này còn được:

- Trợ cấp thêm 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định;

- 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội;

- 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ 21 trở đi.

5 chế độ với người tinh giản biên chế

5 chế độ với người tinh giản biên chế (Ảnh minh họa)

Chế độ với người chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước

Người thuộc diện tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau:

-  Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.

-  Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

Chế độ với người thôi việc ngay

Người lao động trong diện tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

-  Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

-  Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

Công chức, viên chức có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định cũng được hưởng mức trợ cấp như trên.

Chế độ với người đi học nghề để tìm việc mới

Người lao động có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, thì được hưởng các chế độ sau:

- Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng.

- Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề.

- Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm.

-  Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

- Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính là thời gian thâm niên để nâng lương hàng năm.

Chế độ với người thôi giữ chức vụ lãnh đạo

 Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử.

Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
Tin liên quan:

Nghị định mới nhất về tinh giản biên chế

Đối tượng nào có nguy cơ bị tinh giản biên chế trong năm 2018?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

7 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp

7 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp

7 trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là một trong những quyền cơ bản của người lao động.Trong một số trường hợp, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp.