4 thông tin quan trọng với người mua nhà ở xã hội năm 2019

Sự ra đời của nhà ở xã hội giúp biến giấc mơ có nhà ở của những người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Khi mua nhà ở xã hội năm 2019, cần lưu ý một số thông tin quan trọng dưới đây.


1 - Không phải ai cũng được mua nhà ở xã hội

Khác với nhà ở thương mại, nhà ở xã hội chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Theo Điều 51 của Luật Nhà ở 2014, đối tượng được mua nhà ở xã hội là người chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá chật chội; Có hộ khẩu tại địa phương nơi có nhà ở, nếu chưa có hộ khẩu thì phải đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên.

Ngoài ra, các đối tượng nêu trên phải là người có thu nhập thấp, tức không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định.


2 - Căn hộ có diện tích sàn từ 25m2 đến 70m2

Loại nhà ở xã hội phổ biến nhất hiện nay là nhà chung cư. Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội là nhà chung cư được quy định tại Điều 7 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Theo đó, căn hộ sẽ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, diện tích tối thiểu là 25m2 sàn, tối đa là 70m2 sàn.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối đa nhưng không quá 10% so với diện tích căn hộ tối đa là 70m2.

4 thông tin quan trọng với người mua nhà ở xã hội năm 2019

Nhà ở xã hội có diện tích sàn tối thiểu 25m2 (Ảnh minh họa)


3 - Không được chuyển nhượng nhà ở xã hội trong 5 năm

Đây là yêu cầu của Chính phủ tại Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Theo đó, người mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong tối thiểu 05 năm, tính từ khi trả hết tiền mua theo hợp đồng đã ký.

Người mua nhà chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê lại sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Nếu chưa đủ 05 năm, kể từ khi trả hết tiền mua, người mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước, cho chủ đầu tư hoặc cho các đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội như nêu trên.


4 - Được vay đến 80% giá trị nhà với lãi suất ưu đãi

Theo Điều 16 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người mua nhà ở xã hội xã hội đáp ứng đủ điều kiện sẽ được vay tối đa 80% giá trị hợp đồng mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và các ngân hàng khác với mức lãi suất ưu đãi.

Hiện chưa có thông tin về mức lãi suất vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2019. Năm 2018, mức lãi suất vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 4,8%/năm và tại các ngân hàng khác là 5%/năm (theo Quyết định 370/QĐ-TTgQuyết định 117/QĐ-TTg).

Trên đây là một số thông tin quan trọng đối với người mua nhà ở xã hội năm 2019. Bên cạnh đó, quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo về điều kiện vay vốn, thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội tại đây.

Xem thêm:

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?

Thủ tục vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2019

Giấy đề nghị vay vốn mua nhà ở xã hội  2019

Luật Kinh doanh bất động sản: Những quy định nổi bật

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Có cần đính chính các loại giấy tờ khi đổi sang Căn cước công dân?

Có cần đính chính các loại giấy tờ khi đổi sang Căn cước công dân?

Có cần đính chính các loại giấy tờ khi đổi sang Căn cước công dân?

Thẻ căn cước công dân đang dần chứng minh vai trò là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng, thay thế cho Chứng minh nhân dân (CMND). Khi đổi sang Thẻ căn cước công dân, có cần phải đính chính các loại giấy tờ khác hay không là thông tin được nhiều người quan tâm.