4 thiệt thòi về pháp lý khi chán sống thử không phải ai cũng biết

Lâu nay, sống thử đã trở thành trào lưu của giới trẻ. Khi cơm lành canh ngọt thì chẳng có chuyện gì để nói. Nhưng lúc đường ai nấy đi, những thiệt thòi về mặt pháp lý kéo theo không phải ai cũng biết. Dưới đây là 04 thiệt thòi về pháp lý khi chán sống thử. 

1. Không được bảo vệ khi có người thứ ba

Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Đồng thời, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình là hôn nhân phải được xây dựng trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng.

Và hành vi sống chung với người khác khi người này đã có vợ/có chồng là hành vi vi phạm điều cấm của luật. Nếu vi phạm, người vi phạm có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự:

Xử phạt hành chính

Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người sống chung với người đã có gia đình sẽ bị xử phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng.

Chịu trách nhiệm hình sự

Nếu việc sống chung với người đã có gia đình khiến gia đình người đó phải ly hôn hoặc đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm.

Nặng hơn, nếu việc sống thử khiến vợ/chồng/con người có gia đình tự sát hoặc đã có quyết định của Toà buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng nhưng vẫn duy trì thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Xem chi tiết mức phạt và hình thức phạt với người ngoại tình

Tuy nhiên, do không được pháp luật công nhận nên trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật sẽ không tồn tại những quyền và nghĩa vụ pháp lý như trên.

Điều này có tác động rất tiêu cực đến cuộc sống gia đình. Bởi vì nếu hai người sống chung với nhau mà không có quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc thì bên còn lại sẵn sàng vi phạm. Họ có thể “ngoại tình” mà người chung sống không ngăn cản được do không được đảm bảo về mặt pháp lý.

thiet thoi ve phap ly khi chan song thu

2. Khai sinh của con không có tên cha

Thiệt thòi trước hết dành cho chính những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ sống thử. Một trong những điều kiện cần thiết để làm giấy khai sinh cho trẻ chính là giấy đăng ký kết hôn.

Những cặp đôi sống thử khi không có hôn thú nếu muốn được cấp giấy khai sinh cho con sẽ buộc phải áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015:

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Do đó, trong trường hợp cặp đôi sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, đứa trẻ sẽ mang họ mẹ và thông tin về cha sẽ để trống. Nếu trong trường hợp người cha có chứng cứ chứng minh được quan hệ cha con và có nguyện vọng được nhận con sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, dù người cha có nhận con hay không thì khi bố mẹ chia tay, đứa trẻ vẫn thiệt thòi nhất.


3. Lằng nhằng trong quan hệ tài sản

Điều 16 Luật Hôn nhân và  gia đình năm 2014 quy định:

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Với trường hợp sống thử, khi đường ai nấy đi, tài sản chung hình thành trong thời kỳ sống chung được thực hiện theo thoả thuận. Tuy nhiên, thực tế, việc phân chia tài sản trong thời kỳ này rất khó bởi một khi đã chia tay, các cặp đôi có thể sẽ không thể “yên ổn” chia tay và thoả thuận phân chia tài sản.

Đồng thời, do không có đăng ký kết hôn, không phát sinh quan hệ vợ chồng nên khi chia tay, việc phân chia tài sản sẽ không thực hiện theo quy định của luật về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình:

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Thậm chí, thực tế có những tài sản đăng ký sở hữu chỉ mang tên 01 người. Vì vậy, nếu người còn lại muốn được phân chia những tài sản đó phải có căn cứ chứng minh công sức mình cùng tạo dựng, hình thành nên tài sản. Việc chứng minh này dường như rất khó khăn trên thực tế.

thiet thoi ve phap ly khi chan song thu

4. Gánh nặng trong vấn đề cấp dưỡng

Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Tuy nhiên, trong trường hợp sống thử, quy định này rất khó được áp dụng. Bởi trên giấy khai sinh của con chỉ có tên mẹ, do đó nếu như chia tay, người mẹ sẽ không có căn cứ pháp lý để yêu cầu người bố phải cấp dưỡng cho con, trừ khi dùng đến biện pháp xét nghiệm của y học để chứng minh quan hệ cha con.

Việc sống thử từ trước đến nay vốn dĩ pháp luật không cấm nhưng cũng không cổ súy. Thế nhưng, trên thực tế, những tranh chấp phát sinh xảy ra từ việc sống thử rất nhiều dẫn đến những hậu quả pháp lý vô cùng phức tạp.

Trước khi tính đến chuyện sống thử, những cặp đôi cần phải suy nghĩ thật kỹ, tính đến những thiệt thòi kể trên để có được quyết định đúng đắn đối với cuộc sống bản thân mình.

Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thiệt thòi về pháp lý khi chán sống thử. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kinh doanh thua lỗ vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Kinh doanh thua lỗ vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Kinh doanh thua lỗ vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhưng hiện nay vẫn còn nhiều điểm bất cập như thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán dù lời hay lỗ vẫn phải nộp thuế hoặc nhiều trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh thua lỗ vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu đạt mức quy định.

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên: Bao lâu 1 lần? Không khám có sao không?

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên: Bao lâu 1 lần? Không khám có sao không?

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên: Bao lâu 1 lần? Không khám có sao không?

Khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp người lao động phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình, sắp xếp nhân sự vào vị trí phù hợp. Sau đây là các thông tin quan trọng liên quan đến việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên mà doanh nghiệp không được bỏ qua.

Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Đến đâu để khiếu nại? Thủ tục thế nào?

Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Đến đâu để khiếu nại? Thủ tục thế nào?

Khiếu nại nghĩa vụ quân sự: Đến đâu để khiếu nại? Thủ tục thế nào?

Trường hợp kết quả khám nghĩa vụ quân sự (NVQS) bị sai lệch, công dân có quyền khiếu nại để được giải quyết, bảo đảm quyền lợi. Vậy, cụ thể quá trình khiếu nại nghĩa vụ quân sự, khiếu nại kết quả khám nghĩa vụ quân sự thế nào?