Điều kiện xin giấy phép cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là một dịch vụ phổ biến mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng. Dưới đây là những quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến việc cho thuê lại lao động.


Cho thuê lại lao động là gì?

Theo khoản 1 Điều 53 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác.

Đồng thời chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định.

Phụ lục V Nghị định 55/2013/NĐ-CP quy định 17 công việc được cho thuê lại lao động, trong đó có: Phiên dịch, biên dịch, lễ tân, thư ký, hướng dẫn viên du lịch, bảo vệ, lái xe, xử lý các vấn đề tài chính, thuế…

Điều kiện xin giấy phép cho thuê lại lao động
Điều kiện xin giấy phép cho thuê lại lao động (Ảnh minh họa)


Điều kiện xin giấy phép cho thuê lại lao động

Theo Điều 5 Nghị định 55/2013/NĐ-CP doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng.

Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ này tại Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cho mở tài khoản giao dịch chính và được hưởng mức lãi suất từ tiền ký quỹ này theo thỏa thuận với ngân hàng.

Tiền ký quỹ dùng để thanh toán tiền lương và bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại do không bảo đảm lợi ích cho người lao động thuê lại.

Thứ hai, bảo đảm vốn pháp định là 2.000.000.000 đồng. Đồng thời duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động.

Thứ ba, đảm bảo điều kiện về trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên.

Nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.

Thứ tư, điều kiện về người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Người đứng đầu doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 55/2013/NĐ-CP, cụ thể:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;

- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên;

- Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: 7 nội dung nổi bật về hóa đơn điện tử

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: 7 nội dung nổi bật về hóa đơn điện tử

Nghị định 119/2018/NĐ-CP: 7 nội dung nổi bật về hóa đơn điện tử

Ngày 12/9/2018 vừa qua, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 119 về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Để giúp khách hàng có được cái nhìn tổng quan nhất, LuatVietnam giới thiệu toàn văn những nội dung quan trọng của Nghị định này.

Chế độ thai sản 2019: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

Chế độ thai sản 2019: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

Chế độ thai sản 2019: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc

Năm 2019, các quy định về chế độ thai sản vẫn được áp dụng theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, chế độ thai sản 2019 không chỉ áp dụng khi bà mẹ sinh con mà sẽ áp dụng suốt thời gian mang thai và thời gian nghỉ thai sản các tháng sau sinh.