Lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất: Cần biết ngay để không trắng tay

Khi mua bán nhà đất, đảm bảo pháp lý là vấn đề mà nhiều người mong muốn. Vậy lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất gồm những gì?


1. Không bắt buộc mọi hợp đồng mua bán nhà đất phải công chứng

Đây là một trong những lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất nhất định phải biết. Theo đó, các bên thực hiện việc mua bán nhà đất có thể lựa chọn việc công chứng hay không công chứng bởi vì không phải mọi hợp đồng mua bán nhà đất đều phải công chứng.

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, vẫn có một số loại hợp đồng, giao dịch thực hiện quyền của người sử dụng đất mà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực:

- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp;

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai.

2. Phải đến công chứng mua bán tại nơi có nhà, đất

Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ:

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản

Theo quy định này, các văn bản công chứng về bất động sản chỉ được thực hiện trong phạm vi của tỉnh nơi mà tổ chức công chứng đó đặt trụ sở trừ di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và hợp đồng uỷ quyền liên quan đến các quyền với bất động sản.

Có nghĩa là, độc giả cần lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất là chỉ thực hiện việc công chứng các loại hợp đồng liên quan đến nhà đất (trừ hợp đồng uỷ quyền) tại Văn phòng/Phòng công chứng thuộc tỉnh có nhà, đất mà không được thực hiện tại các địa phương khác.

Ví dụ: Anh A và chị B mua nhà tại tỉnh Thanh Hoá thì khi làm công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất, anh A và chị B phải về tỉnh Thanh Hoá và liên hệ với Văn phòng/Phòng công chứng tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện công chứng hợp đồng mua bán nhà đất tại tỉnh này trừ trường hợp anh A, chị B có uỷ quyền cho người khác thực hiện thay việc ký công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thì hai anh chị có thể công chứng hợp đồng uỷ quyền tại tỉnh khác ngoài tỉnh Thanh Hoá.

Lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất để không trắng tay
Lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất để không trắng tay (Ảnh minh hoạ)

3. Các bên mua bán không bắt buộc phải có mặt khi công chứng

Khi ký hợp đồng công chứng thì các bên bắt buộc phải ký trước mặt công chứng viên nhưng Luật vẫn cho phép các bên được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay việc ký công chứng.

Tức là, nếu một trong hai bên có việc bận, không thể cùng nhau có mặt tại tổ chức hành nghề công chứng để ký kết hợp đồng công chứng mua bán nhà đất thì có thể thực hiện hợp đồng uỷ quyền, uỷ quyền cho người khác ký tên trong hợp đồng thay cho mình.

Khi đó, trong hợp đồng mua bán nhà đất sẽ có nội dung về việc uỷ quyền này cùng các thông tin nhân thân, nội dung uỷ quyền của các bên.

Đây cũng là nội dung được nêu tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT:

5. Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật

Theo quy định này, nếu đất là đất là hộ gia đình thì các bên có thể thực hiện việc uỷ quyền ký hợp đồng mua bán nhà đất nếu được tất cả các thành viên trong gia đình đó đồng ý bằng văn bản.

Khi đó, tất cả các thành viên hoặc người uỷ quyền không cần phải có mặt tại tổ chức hành nghề công chứng cùng với bên còn lại để thực hiện việc công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.

4. Tự thoả thuận người nộp phí công chứng

Việc nộp phí và thù lao công chứng sẽ do các bên thoả thuận với mức phí công chứng theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng và thù lao công chứng theo thoả thuận với tổ chức hành nghề công chứng không vượt quá mức trần do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Tuy nhiên, về việc ai sẽ là người nộp phí này thì luật không quy định cụ thể cho cá nhân, tổ chức bên bán hay bên mua mà sẽ do các bên thoả thuận người sẽ phải nộp.

Xem chi tiết: Phí công chứng nhà đất mới nhất là bao nhiêu?

Trên đây là giải đáp chi tiết về: Lưu ý khi công chứng mua bán nhà đất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp có được bồi thường không?

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp có được bồi thường không?

Xây nhà ở trên đất nông nghiệp có được bồi thường không?

Việc xây nhà, công trình trên đất nông nghiệp khá phổ biến. Một trong những vấn đề mà người sử dụng đất quan tâm là vậy bồi thường đất nông nghiệp có nhà ở thế nào? Có được bồi thường cả giá trị căn nhà không? Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giải đáp những vấn đề này.