3 hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

Thời gian gần đây, những vụ việc tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền tác giả đang được dư luận vô cùng quan tâm. Sau đây là thông tin về 03 hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất.


1. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả

Hành vi sao chép tác phẩm mà không hỏi ý kiến chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị coi là vi phạm quyền tác giả, trừ 02 trường hợp được quy định tại điểm a và điểm đ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ:

- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

- Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

Trường hợp cố tình sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, người vi phạm sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15 - 35 triệu đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 30 - 70 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013). Cùng với đó, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Đặc biệt, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể:

- Cá nhân sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ thể quyền tác giả, thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng trở lên thì có thể phải đi tù đến 06 năm.

- Pháp nhân thương mại sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ thể quyền tác giả thuộc một trong các trường hợp sau có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là bị phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm:

  • Quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng.
  • Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm 
xam pham quyen tac gia
Sao chép tác phẩm là hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến (Ảnh minh họa)


2. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm

Hành vi sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả đều vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định biện pháp xử phạt hành chính với hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, theo đó:

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm;

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm.

Đồng thời, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật; buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi này.

 


3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả về phân phối tác phẩm đến công chúng

Hành vi phân phối bản sao tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu đều vi phạm quyền tác giả theo khoản 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm được khoản 3 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP giải thích là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Trường hợp cố tình phân tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt hành chính theo Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 20 - 60 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013). Cùng với đó, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Hành vi này của cá nhân, tổ chức cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Cụ thể:

- Cá nhân vi phạm bị phạt cao nhất đến 06 năm.

- Pháp nhân thương mại bị phạt cao nhất là phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

Trên đây là 03 hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra phổ biến hiện nay cùng mức phạt vi phạm. Để được tư vấn về các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả, quý khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại 0938.36.1919 để được tư vấn miễn phí.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Quyết định sử dụng con dấu và lưu ý khi dùng con dấu trong doanh nghiệp

Mẫu Quyết định sử dụng con dấu và lưu ý khi dùng con dấu trong doanh nghiệp

Mẫu Quyết định sử dụng con dấu và lưu ý khi dùng con dấu trong doanh nghiệp

Khắc con dấu và quản lý con dấu là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau khi đã hoàn thành khắ con dấu, doanh nghiệp tiến hành công bố và ra Quyết định về việc sử dụng con dấu. Dưới đây là mẫu Quyết định sử dụng con dấu.