3 điều cần biết khi muốn thành lập hộ kinh doanh

Không cần quá nhiều vốn, không cần quy mô tổ chức chuyên nghiệp cũng có thể trở thành một hộ kinh doanh. Vậy theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh là một nhóm người

Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh:

- Do một cá nhân hoặc một nhóm người là các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ;

- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm;

- Sử dụng dưới 10 lao động;

- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Đối với hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Hộ kinh doanh là gì? (Ảnh minh họa)


Ngành nghề phải đăng ký hộ kinh doanh

Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP nêu rõ, chỉ những trường hợp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện mới phải đăng ký hộ kinh doanh.

Việc sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không phải đăng ký (mức thu nhập thấp này được áp dụng tùy theo phạm vi từng địa phương).

Quyền thành lập hộ kinh doanh

Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

Cá nhân của hộ kinh doanh được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh đơn giản khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, những ai hay hộ gia đình đang có ý định kinh doanh nên lưu tâm những điều trên đây.

Xem thêm:

Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Hộ kinh doanh có phải đóng BHXH?

Thùy Linh
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục