Khi nộp hồ sơ xin miễn Giấy phép lao động, tổ chức, doanh nghiệp bảo lãnh người nước ngoài sang Việt Nam làm việc thường gặp khó khăn do không nắm rõ các quy định của pháp luật. Dưới đây là 3 lưu ý khi nộp hồ sơ xin miễn giấy phép lao động:
Thứ nhất, xin Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Trước khi đề nghị xác nhận người nước ngoài thuộc trường hợp miễn Giấy phép lao động, doanh nghiệp bảo lãnh cần xin Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với vị trí mà người nước ngoài được miễn Giấy phép lao động làm việc.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, 02 trường hợp sau không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài:
e) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
h) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
Doanh nghiệp phải xin Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (Ảnh minh họa)
Thứ hai, trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có đầy đủ các giấy tờ sau thì được miễn Giấy phép lao động:
Theo điểm a khoản 7 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải, phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
- Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;
- Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang làm việc tại Việt Nam.
Thứ ba, các giấy tờ tài liệu do nước ngoài cấp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự
Theo quy định tại khoản 7, điểm b khoản 9 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP, những tài liệu sau đây được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
Theo đó, những tài liệu như Thư bổ nhiệm; Văn bản chứng minh đủ điều kiện là chuyên gia, lao động kỹ thuật; Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc của nước ngoài cấp sẽ được miễn hợp pháp lãnh sự, doanh nghiệp chỉ cần dịch ra tiếng Việt và chứng thực, nộp cùng hồ sơ khi xin miễn Giấy phép lao động.
LuatVietnam