2 khó khăn của VTV khi mua bản quyền World Cup 2018

Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, giải bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra. Thế nhưng hiện tại, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vẫn đang để ngỏ về việc mua bản quyền World Cup 2018.

Được biết, bản quyền World Cup 2018 tại khu vực châu Á được FIFA giao quyền phân phối cho công ty Infront Sports & Media (ISM) có trụ sở tại Singapore. Tính tới thời điểm hiện tại, hầu hết quốc gia trên thế giới đã mua thành công bản quyền World Cup, trong khi đó, Việt Nam gần như là quốc gia duy nhất còn lại vẫn chưa hoàn thành giao dịch.

Trả lời báo chí, đại diện VTV cũng khẳng định điều này. Vậy khó khăn với Đài truyền hình quốc gia là gì?

Giá bản quyền ở mức “trên trời”

Đại diện VTV cho hay, vướng mắc lớn trong quá trình đàm phán là giá cả. Mức giá mà đối tác đưa ra được cho là quá cao so với khả năng tài chính của VTV. Dù rất muốn mua bản quyền để phục vụ người hâm mộ bóng đá cả nước, tuy nhiên, VTV khẳng định sẽ không mua bản quyền bằng mọi giá mà chỉ thương lượng để đi đến mức giá hợp lý nhất.

Đối tác ISM yêu cầu số tiền gần gấp đôi so với giá bản quyền mà VTV mua tại World Cup 2014 nên quá trình đàm phán vẫn chưa thể ngã ngũ. Thông tin này đang khiến cho người hâm mộ trái bóng tròn lo lắng, sốt ruột bởi thời điểm chính thức diễn ra World Cup đang đến gần. Một số người đang truyền tay nhau một số cách xem trên internet, xem “chùa” qua các đường link lậu hay thậm chí là du lịch sang các quốc gia láng ghiềng để xem World Cup.

2 cái khó của VTV khi mua bản quyền World Cup 2018

2 cái khó của VTV khi mua bản quyền World Cup 2018 (Ảnh minh họa)

Bài toán chống vi phạm bản quyền

Bên cạnh việc bỏ ra một số tiền rất lớn để mua được bản quyền World Cup, một vấn đề nan giản khác của VTV chính là vấn đề chống vi phạm bản quyền. Theo quy định, ngoài việc trả tiền bản quyền để phát sóng, VTV phải có trách nhiệm bảo vệ bản quyền, không cho phép bất cứ một đơn vị nào khác phân phối, ghi hình, quay hình, kinh doanh, phát sóng dưới bất cứ hình thức nào khác.

Còn nhớ, cách đây không lâu, VTVcab đã bị tước quyền phát sóng giải Champions League và Europa Leaguedo do không bảo vệ được bản quyền. Đây là “cú sốc” đối với tất cả các kênh truyền hình có ý định mua bản quyền các giải đấu quốc tế. Và dĩ nhiên, lần này VTV hoàn toàn có lý do để lo lắng khi mua bản quyền World Cup 2018.

Hiện nay, mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm bản quyền đối với chương trình phát sóng được áp dụng theo quy định của Nghị định 131/2013/NĐ-CP nhưng dường như các mức xử phạt này vẫn chưa đủ sức răn đe.

Cụ thể, phạt tiền từ 70 triệu - 100 triệu đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng; Phạt tiền từ 10 triệu đồng -  30 triệu đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản sao chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng…


LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.