15 lỗi vi phạm giao thông bị tạm giữ ô tô 7 ngày

Theo quy định hiện hành, người điều khiển ô tô vi phạm một trong các lỗi sau sẽ bị tạm giữ xe 7 ngày: Điều khiển xe khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá mức quy định; Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường; Điều khiển xe không gắn biển số…

Theo thống kê, mỗi ngày lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc tiến hành kiểm tra, xử lý hàng nghìn trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong số các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, có những trường hợp người vi phạm chỉ phải nộp phạt hành chính, có trường hợp vi phạm bị tạm giữ phương tiện. Vậy trong trường hợp nào người vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện?

Những lỗi vi phạm giao thông nào bị tạm giữ ô tô 7 ngày? (Ảnh minh họa: Dân trí)

Trong nội dung bài này, LuatVietnam sẽ thống kê 15 lỗi vi phạm giao thông sẽ bị tạm giữ ô tô.

Cụ thể, theo Điều 78 Nghị định 46 năm 2016, cơ quan chức năng được phép tạm giữ ô tô 7 ngày trong trường hợp người điều khiển vi phạm:

- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt qua mức cho phép.

- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

- Thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

- Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số).

- Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng.

- Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định.

- Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.

- Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Sử dụng Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy; sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa;

- Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.

- Có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng.

- Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

*** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020. 

Xem chi tiết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu?

Theo dõi bài viết để biết giấy phép lái xe có thời hạn bao lâu và người điều khiển phương tiện sử dụng giấy phép lái xe hết hạn bị phạt như thế nào theo quy định của pháp luật.

Thi bằng lái xe máy bao nhiêu câu? 4 lưu ý để ôn tập hiệu quả

Bằng lái xe máy là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ ai sử dụng loại phương tiện này khi tham giao thông đường bộ tại Việt Nam. Vậy thi bằng lái xe máy bao nhiêu câu? Có những lưu ý nào giúp bạn ôn tập hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ giải quyết những thắc mắc trên của bạn.