15 hành vi cấm làm với trẻ em

Trẻ em có quyền và nghĩa vụ riêng của mình, không ai có quyền xâm hại, cản trở trẻ em thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Theo đó, không ai được có hành vi: Tước đoạt quyền sống của trẻ; xâm hại trẻ em; Bán rượu bia, thuốc lá cho trẻ em…

Theo quy định hiện hành, trẻ em là những đối tượng dưới 16 tuổi. Đây là nhóm đối tượng cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt.

Nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về quyền trẻ em, góp phần bảo vệ trẻ em, Quốc hội đã ban hành một Luật dành riêng cho trẻ em, trong đó quy định chi tiết các hành vi bị cấm làm đối với trẻ em.

15 hành vi cấm làm với trẻ em

Hành vi nào cấm làm với trẻ em? (Ảnh minh họa: Internet)

Cụ thể, theo Điều 6 Luật Trẻ em, 15 hành vi cấm làm với trẻ em gồm có:

- Tước đoạt quyền sống của trẻ em.

- Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

- Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.

- Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

- Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

- Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

- Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

- Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

- Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại.

- Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

- Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

15 hành vi cấm làm với trẻ em

Hành vi lợi cản trở trẻ em thực hiện quyền của mình là hành vi bị nghiêm cấm (Ảnh minh họa: Internet)

- Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em để trục lợi.

- Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ em hoặc ngược lại.

- Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.

- Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.

Trong trường hợp thực hiện một trong những điều bị nghiêm cấm nêu trên, người vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 144/2013/NĐ-CP hoặc bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Sắp tới, người dân không phải xếp hàng đóng viện phí

Sắp tới, người dân không phải xếp hàng đóng viện phí

Sắp tới, người dân không phải xếp hàng đóng viện phí

Theo Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công mới được Thủ tướng Chính phủ thông qua, mục tiêu đến 2020, 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng. Như vậy, thay vì phải xếp hàng tại bệnh viện, người dân ngồi tại nhà cũng có thể thanh toán được viện phí.