10 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và ý chí chủ quan của người bị hại, nhiều hành vi được coi là tội phạm nhưng để khởi tố vụ án thì cần có đơn đề nghị của nạn nhân.
10 trường hợp khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, cụ thể:
Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134).
Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135).
Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136).
Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138).
Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139).
Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141).
Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143).
Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155).
Trường hợp 9: Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156)
Trường hợp 10: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 226).
Có 10 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại (Ảnh minh họa)
Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu
Khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hậu quả pháp lý khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể như sau:
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;
- Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Xem thêm:
Bộ luật Hình sự: 9 nội dung nổi bật áp dụng từ 2018
So sánh bị can và bị cáo trong vụ án hình sự
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Tội trộm cắp bị xử phạt thế nào theo Bộ luật Hình sự? (07/10/2020 19:30)
- Toàn bộ văn bản pháp luật trong lĩnh vực Hình sự mới nhất (01/06/2019 20:50)
- Chạy án bị tội gì? Mức xử phạt thế nào? (09/03/2019 13:00)
- Tráo con gái mới đẻ, người mẹ phạm tội gì? (01/03/2019 20:00)
- Biếu quà Tết cho sếp bao nhiêu bị coi là hối lộ? (22/01/2019 07:30)
- Bố, mẹ không tố giác con có phạm tội? (14/01/2019 13:57)
- 3 trường hợp công chức được nhận quà biếu mà không phạm luật (09/01/2019 07:30)
- Lừa dối khách hàng, người bán hàng có thể bị phạt tù (02/01/2019 15:54)
- Nhắn tin đe dọa người khác có thể bị đi tù (27/12/2018 10:36)
- 10 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại (21/12/2018 20:00)
- Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2021 dành cho mọi lao động (28/01/2021 10:00)
- Mua bán nhà đất 2021: Lưu ý gì về điều kiện, hồ sơ, thủ tục? (28/01/2021 09:16)
- Bị lừa ký tên vào giấy trắng, nội dung sau đó có hiệu lực? (28/01/2021 08:00)
- Ghi nhận thêm 2 ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng (28/01/2021 07:24)
- Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng năm 2021 trên cả nước (27/01/2021 16:30)
- Chế độ của giáo viên dạy học ở miền núi 2021 (27/01/2021 16:00)
- Phân biệt chi nhánh và văn phòng đại diện (21/12/2018 15:28)
- Ngày lễ Giáng sinh được nghỉ làm? (21/12/2018 13:47)
- Bố, mẹ từng đi tù, con có được dự thi trường công an, quân đội? (21/12/2018 13:00)
- Khi nào doanh nghiệp được trừ lương của người lao động? (21/12/2018 09:33)
- Những trường hợp không được ủy quyền (21/12/2018 07:30)