10 lỗi phổ biến trong kinh doanh thức ăn đường phố và mức phạt

Theo quy định hiện hành, kinh doanh thức ăn đường phố không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn sẽ bị phạt tiền đến 500.000 đồng; Sử dụng nước bẩn để chế biến thức ăn phạt đến 01 triệu đồng…

Năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.800 người mắc, hơn 20 người tử vong. Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, trong đó có một phần nguyên nhân xuất phát từ thức ăn đường phố. Nhiều loại thức ăn đường phố được xác định bị nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột, dịch tả.

Nhằm giảm thiểu nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố, các cơ quan chức năng đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

10 lỗi phổ biến trong kinh doanh thức ăn đường phố

Thức ăn đường phố là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa: Internet)

Theo đó, người kinh doanh thức ăn đường phố nếu vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị phạt tiền tối đa 02 triệu đồng theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

- Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ bảo đảm an toàn thực phẩm: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

- Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

- Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến không bảo đảm an toàn thực phẩm: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

- Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

- Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng.

- Sử dụng nước không đạt chuẩn để chế biến thức ăn: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng.

- Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng.

- Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng.

- Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn: Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng.

- Kinh doanh thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn dẫn đến ngộ độc thực phẩm: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.

Ngoài bị phạt tiền, các đối tượng vi phạm còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Tin liên quan:

Phạt tới 500.000 đồng nếu dùng tay bán trực tiếp thức ăn

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.