Chống đối, xúc phạm lực lượng chống dịch bị phạt thế nào?

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố đã yêu cầu người dân hạn chế tiếp xúc, chỉ ra đường khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người dân vi phạm, cố tình chống đối, xúc phạm lực lượng chống dịch.


Chống đối, xúc phạm lực lượng chống dịch bị phạt thế nào?

Tại các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch Covid-19, các chốt kiểm tra được thành lập ở nhiều nơi nhằm quản lý người dân ra đường không đúng quy định dẫn đến lây lan dịch bệnh.

Sau một thời gian thực hiện, xuất hiện nhiều trường hợp người dân không hợp tác, chống đối lực lượng chức năng làm nhiệm vụ như: không chịu xuất trình giấy tờ, tháo khẩu trang để chửi bới, lăng mạ, thậm chí phá hoại bàn ghế tại chốt kiểm tra…

Đây đều là các hành vi vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh và chống đối người thi hành công vụ. Vì vậy, tùy từng trường hợp, người vi phạm có thể bị xử lý như sau:

- Phạt tiền đến 03 triệu đồng với hành vi xúc phạm, lăng mạ lực lượng chống dịch

Theo Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi không chấp hành kiểm tra, có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ… để chống lại việc thanh tra, kiểm tra có thể bị phạt hành chính từ 02 - 03 triệu đồng.

- Dùng vũ lực để chống đối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cũng theo Điều 22 Nghị định 167, nếu thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của của người thi hành công vụ để chống lại việc thanh tra, kiểm tra thì bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác gây cản trở việc thực hiện công vụ nghiêm trọng thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Chống người thi hành công vụ với mức phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm. Cụ thể Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.
xuc pham luc luong chong dichChống đối, xúc phạm lực lượng chống dịch (Ảnh minh họa)

5 Điều cần tuân thủ để phòng chống dịch COVID-19

Việc thực hiện nghiêm túc biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 lây lan là vô cùng cần thiết trong thời điểm hiện tại.

Vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, mỗi người dân cần thực hiện thật tốt các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tạm thời thay đổi một số thói quen bất lợi để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, lưu ý phải làm tốt 5 điều:

1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Trên đây là một số quy định về xử lý hành vi chống đối, xúc phạm lực lượng chống dịch. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được tư vấn, giải đáp.

>> Không tuân thủ quy định cách ly Covid-19, phạt tù đến 12 năm

>> Mức phạt mới nhất với người buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.