Lấy tiền đâu tăng lương cho công chức?

Lương cán bộ, công chức sẽ được điều chỉnh tăng trong thời gian tới. Vậy, nguồn để tăng lương cho cán bộ, công chức lấy từ đâu?

Vừa qua, Đảng và Chính phủ liên tục ban hành những quy định điều chỉnh tiền lương của cán bộ, công chức. Cụ thể,  sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 72/2018/NĐ-CP tăng lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng ra Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương với lộ trình khá cụ thể về tăng lương công chức…

Việc tăng lương cho cán bộ, công chức dựa vào nguồn nào?

Thực hiện tinh giản biên chế

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương. Trên cơ sở tinh giản biên chế, sẽ thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Trước đó, tại Nghị quyết 18-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương đến năm 2021, mỗi năm giảm 1,7% biên chế công chức so với số được giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với số giao năm 2015.

 Lấy tiền đâu để tăng lương cho công chức?

Sẽ tinh giản biên chế để tạo tiền để cải cách tiền lương (Ảnh minh họa)

Dành đến 70% tăng thu ngân sách

Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương khẳng định, hàng năm dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ để tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương.

Tuy nhiên, để tăng thu ngân sách, cần phải đảm bảo hài hòa các biện pháp như: tăng thuế, phí, lệ phí; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP…

Tiết kiệm 10% chi thường xuyên

Nguồn để tăng lương cho công chức sẽ không chỉ lấy từ nguồn tăng thu ngân sách mà còn từ khoản tiết kiệm chi thường xuyên. Nghị quyết 27-NQ/TW chỉ rõ, tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

Tại Chỉ thị 13/CT-TTg về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019, Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương, trong đó dành 10% tiết kiệm chi thường xuyên để cải cách tiền lương (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).

Xem thêm:

Sắp có 3 thay đổi lớn về chính sách tiền lương

Toàn bộ điểm mới của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương

Hơn 3 triệu người sắp được tăng lương

Luật Cán bộ, công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2018


LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thừa kế nhà, đất phải có giấy tờ gì?

Thừa kế nhà, đất phải có giấy tờ gì?

Thừa kế nhà, đất phải có giấy tờ gì?

Đối với các tài sản có được do thừa kế, đặc biệt là các tài sản phải đăng ký sở hữu như nhà, đất, xe máy, ô tô… người thừa kế không nghiễm nhiên được công nhận là chủ sử dụng, chủ sở hữu. Để được pháp luật công nhận điều này, họ buộc phải thực hiện các thủ tục thừa kế.