Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 6021/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 6021/BNN-TCTS
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6021/BNN-TCTS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 29/07/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: |
tải Công văn 6021/BNN-TCTS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6021/BNN-TCTS | Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2014 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển
Ngày 07/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Để triển khai thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tại địa phương, tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đến các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan và tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản, dịch vụ khai thác hải sản xa bờ tại địa phương.
2. Về xác định các dự án ưu tiên đầu tư trong năm kế hoạch
2.1. Đối với cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão
- Dự án nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định;
- Dự án đang đầu tư dở dang để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão có thể kết hợp với nhau;
- Dự án tại các đảo Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cồn Cỏ;
- Dự án mở mới tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Bình Thuận (kể cả nạo vét luồng ra vào cho các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão).
2.2. Đối với các trung tâm nghề cá lớn (tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang): Các tỉnh chủ động xây dựng quy hoạch chi tiết và thỏa thuận với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được phê duyệt lập dự án đầu tư theo quy định.
2.3. Đối với hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung
- Các dự án thuộc danh mục các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã được phê duyệt, có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định;
- Các dự án đang đầu tư dở dang để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Các dự án đầu tư phát triển các đối tượng nuôi chủ lực: Tôm, cá Tra, cá Rô Phi, nhuyễn thể;
- Các dự án nuôi tập trung tại Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ;
2.4. Đối với hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển
- Dự án nằm trong vùng quy hoạch được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Các dự án đầu tư phát triển các đối tượng nuôi biển chủ lực theo thứ tự ưu tiên: Tôm Hùm, cá biển (song, giò, nhụ), nhuyễn thể, rong biển;
2.5. Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, khung hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương xây dựng và gửi báo cáo kế hoạch đầu tư phát triển về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
Đối với các dự án ưu tiên thực hiện theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trong kế hoạch năm 2015, các địa phương gửi bổ sung về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/8/2014.
3. Về đóng mới và nâng cấp tàu cá:
3.1. Các căn cứ để xác định số lượng tàu cá đóng mới:
- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản, trong đó giai đoạn 2013 - 2015;
- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững".
3.2. Về định hướng sản lượng, nhóm nghề và số lượng tàu cá đóng mới:
- Sản lượng được phép khai thác trên các vùng biển Việt Nam đến năm 2020 ổn định là 2,2 triệu tấn; trong đó: vịnh Bắc Bộ; 380.000 tấn (17,27%); Trung bộ: 700.000 tấn (31,82%), Đông Nam Bộ: 635.000 tấn (28,86%), Tây Nam Bộ: 485.000 tấn (22,05%); Theo vùng biển: vùng bờ và vùng lộng: 800.000 tấn, vùng khơi: 1.400.000 tấn;
- Các nhóm nghề khai thác khuyến khích phát triển: Nghề lưới vây, nghề câu, nghề chụp, nghề lưới rê (trừ nghề lưới rê khai thác cá ngừ); Giảm mạnh nghề lưới kéo;
- Số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ đóng mới bổ sung: 2.079 chiếc, trong đó: Vịnh Bắc Bộ: 411 chiếc, Trung Bộ: 1.057 chiếc, Đông Nam Bộ: 426 chiếc, Tây Nam Bộ: 185 chiếc, (sau khi xin ý kiến các tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có văn bản định hướng số lượng cụ thể từng tỉnh).
- Số lượng tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ đóng mới bổ sung: 200 chiếc (trong đó: vịnh Bắc Bộ: 35 chiếc, Trung Bộ: 110 chiếc, Đông Nam Bộ: 35 chiếc, Tây Nam Bộ: 20 chiếc);
- Đối với tàu có công suất từ 90CV trở lên đã đăng ký, khi giải bản được đóng mới thay thế. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương hướng dẫn cụ thể về nghề, ngư trường khai thác.
- Đối với tàu có công suất dưới 90CV đã đăng ký, khi giải bản được đóng mới thay thế theo định hướng phát triển tàu cá của từng địa phương (trong tổng số 2.079 tàu đóng mới bổ sung). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương hướng dẫn cụ thể về nghề, ngư trường khai thác.
- Các tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa cần ưu tiên đóng mới, nâng cấp tàu cá đối với các tàu làm nghề khai thác cá ngừ đại dương (theo Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi giá trị được phê duyệt);
- Về nâng cấp tàu cá: Thực hiện theo điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
3.3. Trên cơ sở định hướng phát triển tàu cá cả nước nêu trên và nhu cầu đóng mới, nâng cấp tàu cá hoạt động xa bờ của ngư dân, các địa phương hướng dẫn, tổ chức cho ngư dân đăng ký và phê duyệt danh sách các ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá làm cơ sở để thực hiện chính sách và gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội, Email: [email protected], mẫu kèm Công văn).
4. Về thiết kế mẫu tàu cá:
Căn cứ yêu cầu kỹ thuật và thiết kế mẫu tàu vỏ thép khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho chủ tàu biết để lựa chọn mẫu và đặt hàng đóng mới phù hợp với nghề và ngư trường đăng ký hoạt động.
5. Về cơ sở đóng mới và nâng cấp tàu cá:
Căn cứ quy định tại Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 và Nghị định 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà xưởng, trang thiết bị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát các cơ sở đóng mới, nâng cấp tàu cá đủ điều kiện để hướng dẫn ngư dân lựa chọn cơ sở phù hợp, đặt hàng đóng mới, nâng cấp tàu cá.
6. Về đào tạo, hướng dẫn thuyền viên:
Trên cơ sở chương trình khung về đào tạo, hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và danh sách các cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30/6/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo tiến hành tập huấn cho ngư dân về vận hành, sử dụng tàu vỏ thép, vật liệu mới; kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới cho tàu cá công suất 400CV trở lên.
7. Về định mức duy tu, sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép:
Căn cứ quy định về định mức kinh tế kỹ thuật duy tu sửa chữa định kỳ tàu cá vỏ thép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tiến hành phổ biến và hướng dẫn chủ tàu thực hiện.
8. Về tổ chức thực hiện Nghị định:
- Căn cứ tình hình cụ thể, địa phương có thể thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển thủy sản quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP cho phù hợp; Hướng dẫn, tổ chức cho ngư dân đăng ký và phê duyệt danh sách ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá theo quy định, lựa chọn đối tượng làm điểm để thực hiện chính sách và nhân rộng trên địa bàn.
- Sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị định tại địa phương hàng quý, hàng năm và tổng kết thực hiện Nghị định vào Quý IV năm 2016. Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) về tình hình triển khai thực hiện tại địa phương; thời gian gửi báo cáo Quý và Năm trước 15 ngày kể từ ngày kết thúc Quý, Năm;
- Căn cứ các nội dung quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan, các địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện Nghị định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan dự kiến tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ trước ngày 25/8/2014.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ ĐÓNG MỚI, NÂNG CẤP TÀU THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP
(kèm theo Công văn số 6021/BNN-TCTS ngày 29/7/2014)
1. Danh sách tàu đăng ký đóng mới, nâng cấp:
TT | Họ và tên | Địa chỉ | Nội dung | Thời gian dự kiến thực hiện | Kinh phí dự kiến (đồng) | Ghi chú | |||||
Đóng mới | Nâng cấp tàu | ||||||||||
Xã (phường) | Huyện (quận) | Vật liệu vỏ (thép, gỗ, vật liệu mới) | Công suất (CV) | Nghề hoạt động (rê, câu, vây, chụp, dịch vụ hậu cần) | Vùng biển hoạt động | ||||||
1 | Nguyễn Văn A | Xã... | Huyện ... | vỏ thép | 600 | Lưới vây | Vịnh Bắc Bộ |
| 2014 | 5.000.000.000 |
|
| Nguyễn Văn X | Xã... | Huyện ... | Vỏ gỗ | 800 | Rê | Trung Bộ |
| 2014 | 3.000.000.000 |
|
2 | Nguyễn Văn B | Xã... | Huyện ... |
|
|
| Đông Nam Bộ | Thay máy mới | 2014 | 700.000.000 | Từ 90CV lên 400CV |
3 | Nguyễn Văn.. | Xã... | Huyện... |
|
|
| Tây Nam Bộ | Gia cố vỏ bọc thép | 2015 | 200.000.000 | Tàu 500CV |
4 | Nguyễn Văn.. | Xã... | Huyện ... | Vật liệu mới | 1000 | Dịch vụ hậu cần | ... |
| 2015 | 8.000.000.000 |
|
5 | Nguyễn Văn ... | Xã... | Huyện ... |
|
|
|
| Mua ngư lưới cụ | 2014 | 1.000.000.000 | Lưới vây |
2 | Nguyễn Văn B | Xã... | Huyện ... |
|
|
|
| Thay máy mới | 2015 | 1.000.000.000 | Từ 250CV lên 500CV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... | ... |
| ... | ... | ... |
| ... | ... | ... |
| ... |
2. Số lượng tàu đăng ký tham gia dịch vụ hậu cần trên biển: …………….. (chiếc)
Ghi chú:
1. Danh sách gửi bằng bản cứng và file mềm theo mẫu, sử dụng phần mềm MS. Excel font chữ Times New Roman, bộ mã unicode.
2. Vùng biển vịnh Bắc Bộ gồm các tỉnh: từ Quảng Ninh đến Quảng Bình; vùng biển Trung Bộ: các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận; vùng Đông Nam Bộ: gồm các tỉnh từ Bình Thuận đến Sóc Trăng; vùng biển Tây Nam Bộ: gồm các tỉnh: Cà Mau, Kiên Giang.
3. Cách ghi:
- STT: Ghi số thứ tự tổ chức, cá nhân được phê duyệt (gọi tắt là ngư dân)
- Họ và tên: Họ và tên của ngư dân.
- Địa chỉ: Nơi đăng ký thường trú của ngư dân (xã/phường, quận/huyện).
- Đóng mới:
+ Vật liệu vỏ: ghi loại vỏ ngư dân đăng ký (thép, gỗ hoặc vật liệu mới);
+ Công suất: ghi tổng công suất máy chính của tàu đăng ký đóng mới;
+ Nghề hoạt động: ghi nghề đăng ký hoạt động của ngư dân (nghề lưới rê, nghề câu, nghề vây, nghề chụp hoặc dịch vụ hậu cần);
+ Vùng biển hoạt động: ghi vùng biển tàu đăng ký hoạt động (vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ hoặc Tây Nam Bộ);
- Nâng cấp tàu: Ghi nội dung thực hiện: thay máy mới/ gia cố bọc vỏ thép/gia cố bọc vật liệu mới/ mua ngư lưới cụ/mua trang thiết bị hàng
hải/mua trang thiết bị bảo quản sản phẩm/ Thiết bị bốc xếp hàng hóa.
- Thời gian thực hiện: Ghi năm dự kiến bắt đầu thực hiện việc đóng mới, nâng cấp tàu.
- Kinh phí dự kiến: Ghi kinh phí dự kiến để thực hiện việc đóng mới, nâng cấp tàu.
- Ghi chú: Để giải thích thêm các nội dung: ví dụ: Thay máy mới (ghi công suất trước khi thay và công suất đề nghị thay mới); Mua ngư lưới cụ (ghi ngư cụ được mua mới để làm nghề gì)...
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây