Công văn 1435/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đề nghị xuất cấp hóa chất Chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng chống dịch bệnh thủy sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 1435/BNN-TY

Công văn 1435/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đề nghị xuất cấp hóa chất Chlorine dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng chống dịch bệnh thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1435/BNN-TYNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:06/05/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
___________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________

Số: 1435/BNN-TY
V/v đề nghị xuất cấp hóa chất Chlorine DTQG hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng chống dịch bệnh thủy sản

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2014

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Trong thời gian gần đây, do điều kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi làm cho dịch bệnh trên tôm phát sinh và gây thiệt hại đáng kể cho các hộ nuôi thả tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi được 86.442 ha/89.000 ha, đạt 97,12% kế hoạch năm 2014 (trong đó: nuôi tôm công nghiệp được 999/2.235 ha, đạt 44,69% kế hoạch; nuôi quảng canh cải tiến 14.996 ha và nuôi tôm - lúa 70.447 ha). Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm, chủ yếu nuôi công nghiệp ở vùng Tứ giác Long Xuyên đã bị thiệt hại 72,27 ha, chiếm tỷ lệ 7,2% diện tích. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy, thiệt hại gần như 100% (do tôm khoảng 1 tháng tuổi nên không thu hoạch được gì), các hộ nuôi tôm đang gặp khó khăn để khôi phục sản xuất. Hiện nay tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp.

Ngày 23/4/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang có Công văn số 410/UBND-KTCN về việc đề nghị hỗ trợ hóa chất Chlorine phòng trừ dịch bệnh tôm nuôi năm 2014, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể địa phương đề nghị hỗ trợ: 60 tấn hóa chất Chlorine.

Căn cứ tình hình thực tế và để hỗ trợ tỉnh Kiên Giang kịp thời khắc phục thiệt hại, tiêu độc khử trùng môi trường phục hồi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng cho phép xuất không thu tiền 30 tấn hóa chất sát trùng Chlorine dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang.

Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Kế hoạch và ĐT;
- UBND tỉnh Kiên Giang;
- Vụ Kế hoạch;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi