Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5520:1991 CAC/RCP 20-1979 Quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5520:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5520:1991 CAC/RCP 20-1979 Quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm
Số hiệu:TCVN 5520:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Thương mại-Quảng cáo
Ngày ban hành:08/10/1991Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5520:1991

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5520:1991 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5520:1991

CAC/RCP 20 - 1979

QUY PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ THỰC PHẨM

Code of ethics for international trade in food

Tiêu chuẩn này phù hợp với CAC/RCP 20-1979, Rev. 1 (1985) 

1. Đối tượng

1.1. Mục tiêu của quy phạm này là xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức cho tất cả những ai làm thương mại quốc tế về thực phẩm hoặc có trách nhiệm điều hành nền thương mại đó và do đó bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và thúc đẩy sự trung thực trong thương mại.

2. Phạm vi áp dụng

2.1. Quy phạm này áp dụng cho mọi loại thực phẩm đưa vào thương mại quốc tế.

2.2. Quy phạm này xây dựng các tiêu chuẩn về tư cách đạo đức áp dụng cho tất cả những ai liên quan đến thương mại quốc tế về thực phẩm.

3. Định nghĩa và giải thích

3.1. Để đạt mục đích của quy phạm này, “thực phẩm” có nghĩa là bất cứ một chất gì được chế biến, sơ chế hay để nguyên dành cho người ăn kể cả các loại đồ uống, kẹo cao su và bất kỳ chất gì dùng trong sản xuất, chuẩn bị hay chế biến “thực phẩm” trừ các chất chỉ dùng dưới dạng thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm hay thuốc lá.

3.2. Về việc giải thích và áp dụng, các điều của quy phạm này liên quan lẫn nhau và mỗi điều trong quy phạm cần được giải thích cùng với các điều khác.

4. Những nguyên tắc chung

4.1. Thương mại quốc tế các thực phẩm phải được tiến hành trên nguyên tắc là tất cả những người tiêu thụ có quyền dùng những thức ăn an toàn, không hư hỏng và lành và được bảo vệ chống những cách làm không trung thực trong buôn bán.

4.2. Trừ các quy định của điều 5 dưới đây, cấm đưa vào buôn bán quốc tế các thực phẩm dù chỉ vi phạm một trong các điều sau:

a) Chứa hay mang bất kỳ một chất gì với một lượng làm cho nó gây độc, có hại hay nguy hiểm cho sức khỏe;

b) Gồm toàn bộ hay một phần của bất kỳ một chất gì bị biến chất, thối, hư nát, phân huỷ hay không lành, hay một chất lạ hoặc hơn thế, không dùng làm thức ăn cho người được;

c) Làm giả;

d) Ghi nhãn hay trình bày một cách sai sót, lừa lọc hay giả dối;

e) Bán, chế biến, bao gói, nhập kho hay chuyên chở để đưa ra bán trong những điều kiện không đảm bảo vệ sinh.

5. Những quy định riêng

Tiêu chuẩn thực phẩm

5.1. Cần phải xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm thích hợp và thoả đáng, nên chú ý rằng có thể thực hiện được tốt hơn việc bảo vệ đồng nhất người tiêu dùng và buôn bán thực phẩm có trật tự thông qua việc chấp nhận các tiêu chuẩn thực phẩm do Uỷ ban Codex thực phẩm soạn thảo hoặc làm cho các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các kiến nghị quốc tế đó.

Vệ sinh thực phẩm

5.2. Thực phẩm luôn phải đảm bảo vệ sinh đúng đắn ở mọi lúc như quy định ở các quy phạm thực hành do Uỷ ban CODEX soạn thảo.

Ghi nhãn

5.3. Mọi thực phẩm đều phải kèm theo các thông tin mô tả chính xác và đầy đủ, đặc biệt là:

a) Với các thực phẩm đóng gói sẵn, việc ghi nhãn phải phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn do Uỷ ban CODEX thực phẩm đề ra;

b) Với các thực phẩm rời và đựng trong những bao gói không dùng để bán lẻ, việc ghi nhãn phải phù hợp với những kiến nghị CODEX về ghi nhãn các bao gói thực phẩm không dùng để bán lẻ.

Các chất phụ gia thực phẩm

5.4. Việc sử dụng và buôn bán các chất phụ gia thực phẩm phải phù hợp với các chuẩn cứ trong các nguyên tắc chung về việc sử dụng phụ gia thực phẩm đã được Uỷ ban CODEX thực phẩm thông qua, có xét đến danh mục CODEX các phụ gia thực phẩm đã được chấp nhận.

Dư lượng thuốc trừ dịch hại

5.5. Các giới hạn của dư lượng thuốc trừ dịch hại trong thực phẩm phải được kiểm tra và phải tính đến các giới hạn quốc tế tối đa đã được kiến nghị cho dư lượng thuốc trừ dịch hại do Uỷ ban CODEX thực phẩm soạn thảo.

Các chất nhiễm độc vi sinh vật

5.6. Mọi thực phẩm đều không được chứa vi sinh vật và ký sinh trùng với một lượng nguy hiểm cho người và không được chứa bất kỳ một chất nào có nguồn gốc vi sinh vật hoặc ký sinh trùng với một lượng có thể đe dọa sức khoẻ.

Các chất nhiễm độc khác

5.7. Mức các chất nhiễm độc khác có trong thức ăn phải được kiểm tra và phải tính đến các mức tối đa quốc tế đã được kiến nghị đối với các chất nhiễm độc do Uỷ ban CODEX soạn thảo.

Thực phẩm chiếu xạ

5.8. Thực phẩm chiếu xạ phải được sản xuất và kiểm tra phù hợp với những quy định và tiêu chuẩn của Uỷ ban CODEX thực phẩm.

Thức ăn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những nhóm người dễ bị tổn thương khác

5.9. Thức ăn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những nhóm người dễ bị tổn thương khác phải phù hợp với các tiêu chuẩn do Uỷ ban CODEX thực phẩm xây dựng.

Các mặt dinh dưỡng liên quan đặc biệt đến những nhóm người dễ bị tổn thương và các khu vực thiếu dinh dưỡng

5.10. a) Không được phép xác nhận[1] dưới bất kỳ hình thức gì đối với các thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm chế biến có giá trị dinh dưỡng tối thiểu, để làm cho người ta tin rằng thực phẩm đó có một đóng góp có giá trị (có ý nghĩa) cho chế độ ăn uống;

b) Các thông tin về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không được gây hiểu lầm cho công chúng.

6. Áp dụng

6.1. Thực phẩm xuất khẩu phải phù hợp:

a) Với pháp luật, thể lệ, tiêu chuẩn, quy phạm thực hành và các thủ tục hành chính và pháp lý hiện hành khác liên quan đến thực phẩm trong các nước nhập khẩu; hoặc

b) Với những quy định trong các hiệp định hai bên hay nhiều bên ký giữa các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu; hoặc

c) Trong trường hợp không có các quy định như vậy, với các tiêu chuẩn và các yêu cầu có thể thoả thuận được nên sử dụng các tiêu chuẩn CODEX khi có thể.

6.2. Nơi nào mà pháp luật thực phẩm, thể lệ, tiêu chuẩn, quy phạm thực hành hay các thủ tục hành chính, pháp lý thích hợp của nước nhập khẩu không bao hàm các nguyên tắc chung nêu ở điều 4 trên đây, được xác định rõ bằng các quy định riêng ở điều 5, thì thực phẩm xuất khẩu phải theo đúng các nguyên tắc chung đề ra ở điều 4 có tính đến các tiêu chuẩn, quy phạm thực hành hay các đường hướng khác do Uỷ ban CODEX thực phẩm xây dựng áp dụng cho thực phẩm hay cách thực hành có liên quan.

6.3. Trong một nước nhập khẩu, khi một sản phẩm thực phẩm:

a) Không thoả mãn các yêu cầu về vệ sinh và an toàn; hoặc

b) Xác nhận là phù hợp với một tiêu chuẩn, quy phạm thực hành hay bất cứ hệ thống chứng nhận nào đã được chấp nhận chung, nhưng lại thấy là không đúng phải như vậy dù là nhãn kèm theo sản phẩm hay một cái gì khác; hoặc

c) Là đối tượng buôn bán không trung thực hay không đúng với các quy định của quy phạm này, thì các nhà chức trách của nước nhập khẩu phải báo cáo ngay cho các nhà chức trách có thẩm quyền của nước xuất khẩu về tất cả những sự việc liên quan trong những trường hợp nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người hay những việc làm gian lận và đặc biệt là các chi tiết về nguồn gốc của sản phẩm nghi vấn và nước xuất khẩu phải có ngay những biện pháp thích hợp đúng theo các thủ tục hành chính và pháp lý của mình và phải gửi cho nước nhập khẩu một bản tường trình về những sự việc đó.

7. Trách nhiệm áp dụng

7.1. Việc áp dụng quy phạm này thuộc về:

a) Chính phủ của tất cả các nước, phải thiết lập một pháp luật thực phẩm và những cơ sở hạ tầng kiểm tra thực phẩm thích hợp, kể cả các hệ thống chứng nhận chất lượng và thanh tra và các thủ tục hành chính hoặc pháp lý khác áp dụng cả cho việc tái xuất thực phẩm khi thích hợp và cần thiết, và

b) Đặc biệt hơn chính phủ các nước xuất khẩu, phải:

- Thực hiện các biện pháp kiểm tra pháp lý hoặc hành chính thích hợp và thực tế, nhằm ngăn cản việc xuất khẩu những lô thực phẩm không đúng với các quy định ở các điều 6.1 hay 6.2;

- Báo ngay cho nước nhập khẩu việc xuất khẩu các lô thực phẩm thấy không đúng với điều 6.1, khi không có các phương tiện hành chính hoặc pháp lý ngăn trở việc xuất khẩu hay khi các phương tiện đó đã được sử dụng không có kết quả, hay khi đã xác định được sự không phù hợp sau khi đã xuất khẩu;

- Để cho nước nhập khẩu được sử dụng theo yêu cầu, việc chứng nhận, thanh tra hay các thủ tục thích hợp khác với cách bù đắp phí tổn cho các dịch vụ đó do thoả thuận giữa các chính phủ.

c) Tất cả những ai liên quan đến thương mại quốc tế về thực phẩm, đặc biệt là về điều 6.1(c) - phải xét đến các nguyên tắc chung nêu ở điều 4, ngoài ra, việc áp dụng quy phạm này còn phụ thuộc vào:

- Sự hợp tác và các thủ tục tư vấn có thể được thiết lập giữa các chính phủ những nước nhập khẩu và xuất khẩu, và, nói chung giữa những người làm thương mại quốc tế.

- Mức độ xem xét và chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm, các quy phạm thực hành và các kiến nghị tương tự khác do Uỷ ban CODEX thực phẩm soạn thảo khi thích hợp.

7.2. Các chính phủ phải đẩy mạnh việc áp dụng quy phạm này trong phạm vi lãnh thổ riêng của mình theo đúng các thủ tục pháp lý và hành chính quy định cho cách xử sự của những người xuất khẩu và nhập khẩu.

8. Trường hợp ngoại lệ

8.1. Khi xảy ra các trường hợp đặc biệt không thể mà cũng không nên áp dụng một số điều của quy phạm này, như trường hợp xảy ra đói kém và các trường hợp khẩn cấp khác (mà các nhà đương có thẩm quyền của các nước cho và nhận chịu trách nhiệm kiểm tra thực phẩm có thể quyết định đề ra các chuẩn cứ được thoả thuận chung), thì phải xem xét đến một cách thoả đáng những nguyên tắc cơ bản về sự an toàn của thực phẩm và các điều khoản khác của quy phạm này có thể áp dụng được trong những trường hợp đó.

9. Trao đổi thông tin

9.1. Những nước từ chối việc nhận thực phẩm vì những lý do nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe con người hoặc sự gian lận và có cơ sở để tin rằng thực phẩm này có thể được đề nghị bán sang các nước khác, phải sử dụng ngay những phương tiện thích hợp hiện có để loan báo cho những nước khác đó biết.

10. Soát xét

10.1. Từng thời gian một, sẽ đề nghị từng chính phủ gửi đến Thư ký vụ của Uỷ ban CODEX thực phẩm một báo cáo về việc áp dụng quy phạm này, các báo cáo đó phải được làm và trình cho Uỷ ban CODEX thực phẩm một báo cáo về việc áp dụng quy phạm này, các báo cáo đó phải được làm và trình cho Uỷ ban CODEX thực phẩm để Uỷ ban xem xét các tiến bộ đạt được và mọi cải tiến, bổ sung hoặc những vấn đề khác có thể trở nên cần thiết nhằm cho phép Uỷ ban đề ra những kiến nghị thích hợp. Việc xem xét này phải tính đến sự tiến hoá của các yếu tố sức khoẻ, an toàn và thương mại liên quan đến các nguyên tắc và mục tiêu của quy phạm này.

 

PHỤ LỤC

LỜI TỰA

(CAC/TCP 20-1979, REV. (1985)

Uỷ ban FAO/OMS về CODEX thực phẩm được thành lập để thực hiện chương trình phối hợp FAO/OMS về tiêu chuẩn thực phẩm. Uỷ ban này gồm các nước hội viên và các Hội viên liên kết với FAO và/hay OMS đã báo cho các tổ chức này lòng mong muốn tham gia Uỷ ban. Tới ngày 30 tháng 1 năm 1987, 129 nước đã là thành viên của Uỷ ban. Các nước khác tham dự vào công việc của Uỷ ban hoặc các cơ quan bổ trợ của Uỷ ban với tư cách là quan sát viên chắc chắn sẽ trở thành thành viên của Uỷ ban trong tương lai gần.

Chương trình phối hợp FAO/OMS về tiêu chuẩn thực phẩm có mục đích bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và đảm bảo sự trung thực trong việc buôn bán thực phẩm; thúc đẩy sự phối hợp tất cả những công về tiêu chuẩn thực phẩm mà các tổ chức quốc tế thuộc chính phủ và không chính phủ tiến hành; thiết lập thứ tự ưu tiên, khởi xướng và hướng dẫn việc soạn thảo các dự thảo tiêu chuẩn và quy phạm thực hành, thông qua và với sự giúp đỡ của các tổ chức thích hợp hoàn chỉnh các tiêu chuẩn và quy phạm thực hành và sau khi các chính phủ đã công nhận các tiêu chuẩn đó, công bố chúng trong một CODEX thực phẩm như là các tiêu chuẩn khu vực hoặc như là tiêu chuẩn và quy phạm thực hành toàn thế giới.

Tại kỳ họp thứ 13 (12-1979) Uỷ ban đã thông qua Quy phạm đạo đức trong thương mại quốc tế về thực phẩm và đã quyết định gửi đến tất cả các nước hội viên và Hội viên liên kết của FAO và/hay OMS để nghiên cứu áp dụng. Quy phạm đã được sửa đổi tại kỳ họp lần thứ mười sáu của Uỷ ban tổ chức vào tháng bảy năm 1985. Quy phạm này đã được hoàn chỉnh dưới ánh sáng của một nhận định là nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển chưa có những cơ sở hạ tầng kiểm tra thực phẩm thoả đáng để bảo vệ người tiêu dùng chống lại những nguy hiểm do thực phẩm có thể gây ra cho sức khoẻ và chống làm giả.

Đề nghị các chính phủ thông báo cho Thư ký vụ của Uỷ ban CODEX thực phẩm - Chương trình phối hợp.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi