Thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về triển khai dán tem 3 mặt hàng ngoại nhập: Rượu, quạt điện và xe đạp

thuộc tính Thông báo 137/TB

Thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về triển khai dán tem 3 mặt hàng ngoại nhập: Rượu, quạt điện và xe đạp
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:137/TB
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông báo
Người ký:Nguyễn Tôn
Ngày ban hành:02/12/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
 

tải Thông báo 137/TB

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG BÁO

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 137/TB NGÀY 02 THÁNG 12 NĂM 1997 Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ TRIỂN KHAI DÁN TEM BA MẶT HÀNG NGOẠI NHẬP:
RƯỢU, QUẠT ĐIỆN VÀ XE ĐẠP

 

Ngày 26-11-1997, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã họp với đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Thương mại, Nội vụ và Tổng cục Hải quan, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để xem xét, đánh giá công tác triển khai thực hiện việc dán tem ba mặt hàng ngoại nhập: Rượu, quạt điện, xe đạp. Sau khi nghe báo cáo của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau:

 

1. Chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống buôn lậu, gian lận thương mại đang được sự quan tâm sâu sắc của nhân dân; tuy chưa sơ kết một cách toàn diện, đầy đủ việc thực hiện chỉ thị này, nhưng bước đầu cho thấy các Bộ, ngành và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện; Song cần phải khắc phục tình trạng nói nhiều, làm ít, không có các biện pháp thiết thực, hiệu quả. Các Bộ, ngành chức năng và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đặc biệt coi trọng việc chỉ đạo thực hiện và có các biện pháp phù hợp với diễn biến phức tạp của tình hình thực tế, trước hết là việc dán tem ba mặt hàng nói trên.

Việc chống buôn lậu và gian lận thương mại phải làm kiên quyết, triệt để nhưng phải vững chắc, tránh gây khó khăn phiền hà và xáo trộn không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là thời điểm sắp bước vào Tết Nguyên đán. Trước mắt chưa kiểm tra đồng loạt toàn bộ các cửa hàng kinh doanh, mà chỉ tập trung chống buôn lậu, gian lận thương mại ngay tại các cửa khẩu, biên giới, cảng biển; đồng thời phải đi sâu điều tra phát hiện các kho, bãi chứa hàng lậu, bọn "đầu nậu", chủ hộ kinh doanh hàng nhập lậu với khối lượng lớn và các đường dây buôn lậu...

Quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 853/1997/CT-TTg nếu có vướng mắc thì Tổng cục Hải quan chủ động cùng các Bộ, ngành, địa phương có liên quan xem xét giải quyết; chỉ những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc không thống nhất ý kiến giữa các cơ quan thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

2. Việc dán tem 3 mặt hàng được các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai và tiến hành đồng thời trong toàn quốc đến nay đã có một số địa phương cơ bản hoàn thành. Đến ngày 30-11-1997, số đã kê khai nhưng chưa dán tem kịp thì tiếp tục dán tem và phải hoàn thành trong tháng 12-1997, kể cả xe đạp và quạt điện ngoại đã qua sử dụng.

Trong quá trình chỉ đạo dán tem 3 mặt hàng các Bộ, ngành, địa phương cần lưu ý:

- Dán tem là một trong những biện pháp quản lý của Nhà nước nhằm chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước.

Việc dán tem phải làm kiên quyết, có hiệu quả; hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho các cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng.

Bảo đảm hoá hoạt động kinh doanh và lưu thông hàng hoá bình thường.

Bộ Tài chính giao tem cho Tổng cục Hải quan để thực hiện việc dán tem ngay tại cửa khẩu. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc phân phối và sử dụng tem; đồng thời nghiên cứu phương pháp, cách thức dán tem đối với 3 mặt hàng nhập khẩu nói trên để giảm đến mức tối thiểu sự phiền hà cho các chủ hàng. Các lực lượng ở cửa khẩu như Biên phòng, Công an cần có sự phối hợp đồng bộ để tạo điều kiện cho Hải quan làm tốt công tác này.

Bộ Tài chính, Bộ thương mại và các Bộ, ngành liên quan cần đánh giá, kiểm điểm, bổ sung biện pháp chỉ đạo để hoàn thành tốt việc dán tem 3 mặt hàng, sơ kết rút kinh nghiệm để triển khai dán tem các mặt hàng khác, tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt hiệu quả cao.

Bộ Tài chính cùng với các Bộ thương mại, Nội vụ và Tổng cục Hải quan nghiên cứu các biện pháp quản lý hoá đơn, chứng từ, tem lưu hành nhằm tránh sự "lợi dụng hoá đơn đỏ" giữa hàng hoá nhập qua cửa khẩu và hàng hoá nhập lậu để vận chuyển, lưu thông trong nội địa. Đồng thời, Bộ Tài chính xem xét giải quyết chế độ thù lao thích hợp đối với các lực lượng được huy động làm ngoài giờ, ban đêm để thực hiện việc dán tem.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, địa phương biết thực hiện.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất