Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 37/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 37/2013/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 37/2013/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Võ Kim Cự |
Ngày ban hành: | 27/08/2013 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
tải Quyết định 37/2013/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 37/2013/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 8 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
--------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020" trên phạm vi cả nước;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020;
Xét đề nghị của Liên ngành Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 01/LN CT-TC-KH&ĐT ngày 09/8/2013 về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và áp dụng từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Các đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh:
1. Các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho chứa hàng nông sản sau thu hoạch, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản, khu triển lãm hàng hoá ở khu vực nông thôn của Hà Tĩnh.
2. Các tổ chức, cá nhân xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản sau thu hoạch và nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản.
3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ/ thành lập mới hợp tác xã quản lý chợ/ thành lập mới doanh nghiệp quản lý chợ; tổ chức hoặc tham gia hoạt động xúc tiến thương mại.
4. Cá nhân được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý chợ, quản trị kinh doanh, văn hoá kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, pháp luật về giá, kỹ năng bán hàng và các quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
Các tổ chức, cá nhân quy định tại điều này bao gồm: UBND xã, thị trấn hoặc UBND cấp huyện; các Ban quản lý khu kinh tế thực hiện việc đầu tư, xây dựng kinh doanh, khai thác chợ (gọi tắt là chủ đầu tư); các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật (gọi tắt là nhà đầu tư) thực hiện việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh khai thác chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho chứa hàng nông sản sau thu hoạch, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản, khu triển lãm hàng hoá trên địa bàn nông thôn tỉnh Hà Tĩnh. Khu vực nông thôn tại Quyết định là địa danh hành chính không bao gồm địa bàn của phường thuộc thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh, trừ những trường hợp cụ thể có quy định riêng.
Chợ đầu mối nông sản: xây dựng các mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; tổ chức hoặc tham gia hoạt động xúc tiến thương mại để tiêu thụ nông sản hàng hóa khu vực nông thôn của tỉnh; chuyển đổi mô hình quản lý chợ/ thành lập mới hợp tác xã quản lý chợ/thành lập mới doanh nghiệp quản lý chợ trên địa bàn xã/phường/thị trấn; tổ chức, cá nhân được đào tạo, bồi dưỡng tập huấn sinh sống trên địa bàn xã/phường/thị trấn được áp dụng các chính sách quy định tại quyết định này.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
1. Đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho chứa hàng nông sản sau vụ thu hoạch, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản, khu triển lãm hàng hoá ở khu vực nông thôn.
2. Xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản cho nông dân.
3. Chuyển đổi mô hình quản lý chợ/thành lập mới hợp tác xã/doanh nghiệp quản lý khai thác chợ.
4. Các hoạt động xúc tiến thương mại; đào tạo; hoạt động chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đến 2020 do UBND tỉnh hoặc Ban Chỉ đạo phân công hàng năm
Điều 3. Nguyên tắc, điều kiện áp dụng
1. Nguyên tắc
a) Mỗi dự án, mô hình chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định này 01 lần. Mỗi xã/thị trấn chỉ lựa chọn 01 chợ để hỗ trợ.
b) Các trường hợp sử dụng nguồn hỗ trợ sai mục đích hoặc không đúng đối tượng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bị thu hồi vốn đã sử dụng sai mục đích.
c) Việc hỗ trợ kinh phí thực hiện đúng theo quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
2. Điều kiện áp dụng
a) Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho chứa hàng nông sản sau thu hoạch, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản, khu triển lãm hàng hoá được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp phải nằm trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chợ có trong kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp được UBND tỉnh phê duyệt (trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh quyết định).
c) Có dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định về xây dựng cơ bản và hoạt động kinh doanh.
d) Có văn bản cam kết bỏ vốn (tự có hoặc huy động nguồn hợp pháp của chủ đầu tư để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh công trình, ngoài phần ngân sách tỉnh hỗ trợ).
đ) Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ/ thành lập doanh nghiệp quản lý doanh chợ/thành lập hợp tác xã quản lý chợ theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
e) Các chứng chỉ nghề, chứng nhận…về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phải được cơ sở đào tạo, cấp theo đúng quy định.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí để thực hiện chính sách từ ngân sách
a) Nguồn hỗ trợ từ Ngân sách trung ương: Lồng ghép từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…
b) Nguồn ngân sách tỉnh bố trí hàng năm để thực hiện chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới: Dự kiến nguồn tăng thu trong dự toán 60%, vốn đầu tư xây dựng cơ bản 25% và lồng ghép các nguồn khác 15%.
c) Nguồn ngân sách huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là ngân sách cấp huyện) cân đối bố trí từ nguồn sự nghiệp kinh tế, nguồn tăng thu ngân sách và các nguồn khác để thực hiện chính sách.
2. Nguồn hợp pháp khác
3. Tổng kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này giai đoạn 2013 - 2020, gồm:
a) Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương: 58.800 triệu đồng.
b) Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 153.620 triệu đồng.
c) Ngân sách cấp huyện: 94.000 triệu đồng
d) Nguồn khác: 1.214.600 triệu đồng
Chương II
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH
Điều 5. Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và giá đất
Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho chứa hàng nông sản sau thu hoạch, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản ở khu vực nông thôn nếu được nhà nước giao đất trả tiền một lần hoặc cho thuê đất được hưởng các chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuê đất, khung giá thuê đất theo các quy định hiện hành và quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các quy định hiện hành của tỉnh có liên quan.
Điều 6. Hỗ trợ đầu tư xây dựng
1. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho nông sản, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản khu vực nông thôn):
a) Về giao thông: Được ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư 50% kinh phí làm đường giao thông từ trục đường chính đến cổng chính của công trình theo thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng.
b) Về hạ tầng điện: Được ngân sách tỉnh xem xét hỗ trợ đầu tư 50% kinh phí xây dựng trạm biến áp, đường điện tới chân hàng rào công trình, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng hoặc đề nghị Công ty Điện lực đầu tư cho từng công trình cụ thể phù hợp với quy hoạch, quy mô và sử dụng có hiệu quả.
c) Về hạ tầng nước cung cấp cho hoạt động của dự án: Được xem xét hỗ trợ đầu tư 50% kinh phí lắp đặt đường ống dẫn nước từ đường dẫn nước gần nhất của đơn vị dịch vụ cung cấp nước hoạt động hợp pháp tại địa bàn đến hàng rào của dự án, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng hoặc đề nghị đơn vị dịch vụ cung cấp nước sạch đầu tư cho từng dự án cụ thể. Trường hợp không có nhà máy cung cấp nước, UBND tỉnh xem xét hỗ trợ việc khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ cho hoạt động của dự án nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.
Những chính sách trên các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn để đầu tư xây dựng, sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, căn cứ hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt và khối lượng thực tế thi công được nghiệm thu, thanh quyết toán, UBND tỉnh sẽ xem, xét, hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư.
2. Bồi thường giải phóng mặt bằng:
a) Đối với chợ hạng 1, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho nông sản sau thu hoạch, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm ở khu vực nông thôn. Được hỗ trợ theo Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 21/3/2012 của UBND tỉnh về ban hành một số chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các quy định hiện hành khác của tỉnh.
b) Đối với chợ hạng 2, hạng 3: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền bồi thường giải phóng mặt bằng đối với chợ xây mới nhưng không quá 600 triệu đồng/01chợ.
Kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ được khấu trừ vào tiền giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ san lấp mặt bằng, rà phá bom mìn:
a) Đối với chợ hạng 1, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho nông sản sau thu họach, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm ở khu vực nông thôn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng, rà phá bom mìn đối với các dự án hạ tầng thương mại nông thôn nhưng tối đa không quá các mức sau:
- 500 triệu đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng.
- 01 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 30 đến 50 tỷ đồng.
- 02 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 50 đến 200 tỷ đồng.
- 03 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 200 đến 300 tỷ đồng.
- 04 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
b) Đối với chợ hạng 2, hạng 3, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% (nhưng không quá 300 triệu đồng) vốn đầu tư san lấp mặt bằng, rà phá bom mìn.
Được hỗ trợ sau khi dự án đi vào hoạt động và được nghiệm thu thanh quyết toán theo quy định.
4. Hỗ trợ đầu tư xây dựng đối với một số hạng mục trong hàng rào:
a) Đối với chợ xây mới:
Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% (nhưng không quá 300 triệu đồng) vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ trong hàng rào bao gồm: Đình chợ, xây tường rào, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy, phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm…
b) Đối với chợ nâng cấp, mở rộng:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để đầu tư cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho các loại chợ ở địa bàn nông thôn; mức hỗ trợ 50% tổng kinh phí (nhưng không quá 500 triệu đồng) để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ trong tường rào bao gồm: Đình chợ, tôn, san nền, xây tường rào, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý rác thải, phòng kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm…
c) Đối với các dự án như trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho nông sản sau thu hoạch, cơ sở bảo quản, chế biến hàng nông sản, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm ở khu vực nông thôn: Ngân sách tỉnh không hỗ trợ đầu tư các hạng mục trong hàng rào, nhà đầu tư tự bỏ vốn để thực hiện.
Điều 7. Hỗ trợ về đào tạo
1. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh, văn hóa kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, pháp luật về giá, kỹ năng bán hàng và các quy định của pháp luật về hoạt động thương mại; nội dung, thời gian (không quá 3 tháng), kinh phí tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch hàng năm.
2. Cá nhân, hộ kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân được hỗ trợ đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng bán hàng mức học phí thu theo thực tế của cơ sở đào tạo nhưng không quá 1.000.000 đồng/người và hỗ trợ thông qua các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh.
3. Bồi dưỡng kiến thức về quản lý chợ cho các Ban Quản lý chợ nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/3 tháng và hỗ trợ thông quan các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh.
Điều 8. Hỗ trợ về thông tin
Được cung cấp thông tin, tư vấn về quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chợ, mạng lưới bán buôn, bán lẻ, thông tin thị trường, giá cả… trên địa bàn; tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu mua sắm của dân cư thuộc địa bàn đầu tư.
Điều 9. Hỗ trợ chuyển đổi mô hình quản lý chợ/thành lập mới hợp tác xã quản lý chợ/thành lập mới doanh nghiệp quản lý chợ
1. Được ngân sách tỉnh hỗ trợ chuyển đổi từ mô hình Ban Quản lý/Tổ quản lý chợ sang mô hình hợp tác xã hoặc doanh nghiệp quản lý chợ từ 20 - 30 triệu đồng/01 hợp tác xã hoặc 01 doanh nghiệp (để xây dựng phương án kinh doanh chợ, tổ chức đại hội cổ đông đối với doanh nghiệp, đại hội xã viên đối với hợp tác xã).
2. Được ngân sách tỉnh hỗ trợ từ 20 - 30 triệu đồng đối với thành lập mới 01 hợp tác xã hoặc 01 doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác chợ.
Việc hỗ trợ được thực hiện sau khi chợ hoạt động dưới sự quản lý của hợp tác xã quản lý chợ/doanh nghiệp quản lý chợ.
Điều 10. Hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm cho nông dân
Ngoài các chính sách theo quy định hiện hành của nhà nước về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm…được hỗ trợ dự án xây dựng mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cung ứng các nguyên liệu đầu vào cho vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực của tỉnh và nhân rộng các mô hình thí điểm nói trên (tối đa 300 triệu đồng/01 mô hình xây đựng mới, tối đa 200 triệu đồng/01 mô hình nhân rộng).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp các sở ngành, đơn vị, địa phương tổ chức phổ biến, hướng dẫn triển khai đến các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh hướng dẫn các Ban quản lý khu kinh tế, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch, lựa chọn các dự án, mô hình được hỗ trợ theo chính sách này để tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí.
d) Phối hợp với các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh và các ngành liên quan để thống nhất lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chính sách quy định tại Quyết định này. Hàng năm lập kế hoạch về khối lượng nhiệm vụ cụ thể, dự toán nhu cầu hỗ trợ kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thương mại theo hướng lồng ghép các nguồn vốn gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
đ) Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan thực hiện phân bổ nguồn kinh phí chính sách hỗ trợ phát triển thương mại hàng năm đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả.
e) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên rà soát, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện chính sách báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương cân đối kinh phí, bố trí lồng ghép các chương trình, dự án và các loại nguồn vốn hợp pháp khác để tình UBND tỉnh bố trí vốn hỗ trợ đầu tư cho các dự án, mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu về đầu tư xây dựng cơ bản cho tỉnh theo Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."
b) Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính theo dõi, kiểm tra việc sử dụng kinh phí hỗ trợ, hiệu quả hoạt động các mô hình, dự án theo đúng quy định.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan xem xét, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách trong dự toán thu, chi ngân sách tỉnh hàng năm.
b) Phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan ban hành văn bản liên ngành hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Văn Phòng Điều phối Chương trình Nông thôn mới của tỉnh.
a) Triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
b) Phối hợp các sở, ngành chức năng tham mưu bố trí kinh phí xây dựng chợ nông thôn từ nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
5. Đề nghị Hội Nông dân phối hợp thực hiện
a) Phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới tỉnh, các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã lựa chọn dự án để xây dựng, nhân rộng mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cung ứng nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
b) Vận động hội viên Hội nông dân tích cực tham gia các mối liên kết kinh tế với các tổ chức cá nhân khác đảm bảo bền vững, ổn định cùng có lợi.
6. Liên minh hợp tác xã
a) Chủ trì tuyên truyền phổ biến và nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ; hướng dẫn các hợp tác xã tăng cường liên kết với các hộ nông dân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, hợp đồng đại lý và các phương thức khác.
b) Hướng dẫn chuyển đổi mô hình quản lý tại các chợ sang mô hình hợp tác xã, doanh nghiệp quản lý chợ; hướng dẫn thành lập mới hợp tác xã quản lý chợ.
7. Các Ban Quản lý khu kinh tế.
a) Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện chính sách này theo địa bàn quản lý.
b) Hàng năm phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp chợ thuộc địa bàn quản lý (trên cơ sở quy hoạch được duyệt); lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách gửi sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
c) Bố trí, lồng ghép nguồn vốn từ nguồn phát triển các khu kinh tế với các nguồn khác để hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới các công trình hạ tầng thương mại trong khu kinh tế.
d) Thu hút đầu tư các dự án như trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi các cửa hàng tiện ích, kho thương mại, kho ngoại quan, bãi kiểm hoá…tại các khu kinh tế.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã
a) Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện chính sách quy định tại quyết định này.
b) Chịu trách nhiệm thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao cho Nhà đầu tư, Chủ đầu tư theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Hàng năm, lập kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn (trên cơ sở quy hoạch được duyệt); lựa chọn dự án, mô hình được hỗ trợ theo chính sách; lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách gửi Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
d) Hàng năm, chủ động cân đối bố trí ngân sách cấp huyện để hỗ trợ thực hiện chính sách quy định tại quyết định này trên địa bàn; quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hiện hành.
e) Định kỳ hàng quý tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương và các cơ quan liên quan theo quy định.
9. Các cơ quan liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện đúng quy định.
10. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
a) Tổ chức tuyên truyền phổ biến cho tổ chức, cá nhân hiểu và triển khai thực hiện tốt chính sách này.
b) Chủ trì đề xuất với UBND huyện, thành phố, thị xã báo cáo với các sở, ngành liên quan về địa điểm, quy mô hạ tầng thương mại tại địa phương. Quy hoạch hạ tầng thương mại phải được thể hiện trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
c) Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo phân cấp hiện hành.
d) Huy động các nguồn lực từ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp…và tuỳ theo khả năng ngân sách cấp mình, có thể chủ động bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách này. Phấn đấu đạt tiêu chí số 7 về chợ nông thôn theo lộ trình xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng chuỗi cửa hàng tiện ích, hệ thống kho bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Dành quỹ đất có lợi thế về thương mại để ưu tiên cho hoạt động thương mại.
đ) Quản lý, khai thác có hiệu quả các chợ trên địa bàn theo đúng quy định; thực hiện kế hoạch chuyển đổi các Ban Quản lý chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, thống nhất với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.