Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 34/2021/QĐ-UBND Nam Định Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 34/2021/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 34/2021/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trần Anh Dũng |
Ngày ban hành: | 09/08/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Quyết định 34/2021/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2021/QĐ-UBND | Nam Định, ngày 09 tháng 8 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định
__________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007; Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Xét Báo cáo số 867/BC-STP ngày 05/8/2021 của Sở Tư pháp về thẩm định dự thảo Quyết định ban hành quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1758/TTr-SNN ngày 12/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành; Thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
Quản lý sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Nam Định
(Kèm theo Quyết định số: 34/2021/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của UBND tỉnh Nam Định)
____________________
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (sản phẩm OCOP) đạt hạng từ 3 sao trở lên thuộc Chương trình OCOP thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng từ 3 sao trở lên và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Xây dựng và công bố quy trình sản xuất
1. Các cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng từ 3 sao trở lên phải xây dựng quy trình sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước.
2. Quy trình sản xuất phải được xây dựng từ khâu nguyên liệu đầu vào, đến quá trình sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản và xuất bán ra thị trường; từng công đoạn phải mô tả chi tiết, cụ thể các nội dung, yêu cầu bắt buộc thực hiện để có kết quả đầu ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm túc Quy trình sản xuất; phải thiết lập hồ sơ ghi chép đầy đủ, chính xác từng lô hàng sản xuất và có phương án xử lý khi sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
3. Chủ cơ sở sản xuất phải thực hiện niêm yết công khai Quy trình sản xuất tại vị trí dễ quan sát để thực hiện và thuận lợi cho người dân, cộng đồng kiểm tra giám sát.
Điều 4. Quản lý chất lượng nguyên liệu sản xuất
1. Nguyên liệu sản xuất phải đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm quản lý nguyên liệu sản xuất đầu vào bằng việc thiết lập hệ thống sổ sách theo dõi, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.
3. Theo dõi, đánh giá chất lượng nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
4. Phân loại và sơ chế nguyên liệu sản xuất đảm bảo nguyên liệu chất lượng cao nhất.
Điều 5. Kiểm soát quá trình sản xuất
Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa thực hiện:
1. Kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Áp dụng và duy trì chính sách chất lượng mà cơ sở sản xuất đã công bố.
3. Tăng cường tự kiểm soát, giám sát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi giá trị sản phẩm.
4. Vận hành chương trình giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy trình quản lý thiết bị sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quy định, nhằm đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Kiểm soát chất lượng nguyên liệu, chất lượng thiết bị, chất lượng bao bì chứa đựng sản phẩm của cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Thường xuyên đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa nội bộ theo tiêu chuẩn đã áp dụng.
Điều 6. Quản lý chất lượng sản phẩm
1. Cơ sở sản xuất phải có hệ thống kho bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bảo quản nguyên liệu sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm thường xuyên; phải có biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa lưu thông trên thị trường phải phù hợp với chất lượng cơ sở sản xuất đã tự công bố hoặc tiêu chuẩn sản phẩm, được dán tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP Nam Định.
3. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng từ 3 sao trở lên theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định phân công trách nhiệm trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Điều 7. Thực hiện truy xuất nguồn gốc
1. Khi xảy ra sự cố gây mất an toàn thực phẩm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc lô sản phẩm không đảm bảo chất lượng, cơ sở sản xuất phải tiến hành ngay việc truy xuất nguồn gốc lô sản phẩm đó. Báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng để phối hợp xác định rõ nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và xử lý kịp thời, đảm bảo tránh gây hậu quả nghiêm trọng và những tổn thất không đáng có về sức khỏe, tính mạng và những thiệt hại về kinh tế của người tiêu dùng.
2. Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP Nam Định
Tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP Nam Định là tem có gắn Nhãn hiệu chứng nhận Sản phẩm OCOP Việt Nam, bên dưới nhãn hiệu chứng nhận có gắn số sao được chứng nhận, có thể tích hợp mã Qrcode truy xuất nguồn gốc trên tem và thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17/9/2020 của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm OCOP Việt Nam.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Là cơ quan thường trực, chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tham gia Chương trình OCOP; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, hướng dẫn xây dựng và công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa Chương trình OCOP thuộc lĩnh vực quản lý. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, các văn bản quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các sản phẩm, hàng hóa và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm, hàng hóa liên quan đến sức khỏe con người đối với các cơ sở sản xuất có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế.
2. Hướng dẫn áp dụng chỉ tiêu chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa không có Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn cơ sở tương ứng; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng từ 3 sao trở lên, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; xây dựng quy trình sản xuất gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường các sản phẩm thuộc ngành quản lý.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Thực hiện công tác quản lý nhà nước các sản phẩm, hàng hóa và nguyên liệu để sản xuất sản phẩm, hàng hóa đối với các cơ sở sản xuất có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP thuộc phạm vi quản lý của ngành Công Thương.
2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP xây dựng quy trình sản xuất gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường các sản phẩm thuộc ngành quản lý.
Điều 12. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường Nam Định
Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng OCOP kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng từ 3 sao trở lên thực hiện đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, hàng hóa.
2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa đúng quy định; hướng dẫn kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, quốc gia.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phổ biến, hướng dẫn nội dung thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản quản lý về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Tổ chức kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sản phẩm du lịch, văn hóa tham gia sản phẩm OCOP triển khai thực hiện các nội dung theo tiêu chuẩn quy định.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
1. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa tham gia Chương trình OCOP theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các đơn vị sản xuất sản phẩm, hàng hóa OCOP, kiểm tra quy trình sản xuất và việc thực hiện theo đúng các bước quy trình đã ban hành tại các cơ sở (có biên bản kiểm tra lưu tại cơ sở sản xuất).
3. Triển khai và hướng dẫn các quy định pháp luật, các văn bản quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
4. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này tại địa phương. Định kỳ 06 tháng/lần (trước ngày 30 tháng cuối quý II và cuối quý IV) hoặc khi có yêu cầu, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) kết quả thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kết quả kiểm tra giám sát việc sử dụng Tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP trên địa bàn huyện, thành phố.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP
1. Đảm bảo điều kiện cần thiết: Nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa do cơ sở mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.
2. Thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan kiểm tra, giám sát và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Chấp hành hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này và biện pháp xử lý của các cơ quan kiểm tra, giám sát.
4. Phải công bố lại khi có thay đổi về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Quy chế này trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm quản lý chuyên ngành về thực hiện quy trình quản lý chất lượng gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường; truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm và hướng dẫn quản lý, sử dụng Tem sản phẩm đạt chuẩn của Chương trình OCOP Nam Định đối với các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên lĩnh vực được giao.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, cơ sở sản xuất phản hồi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./.