Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 18/2020/QĐ-UBND Lào Cai sửa đổi bổ sung một số điều Quy định về phát triển và quản lý chợ
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 18/2020/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 18/2020/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 12/06/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
tải Quyết định 18/2020/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 18/2020/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Lào Cai, ngày 12 tháng 6 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
_________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 61/TTr-SCT ngày 21 tháng 4 năm 2020 và văn bản số 816/STC-TM ngày 08 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai
1. Điều 4 được sửa đổi như sau:
“Điều 4. Quy hoạch phát triển chợ
1. Quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn tỉnh được xây dựng và tích hợp trong quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố.
2. Quy hoạch phát triển chợ là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn các chợ, kêu gọi thu hút đầu tư phát triển mạng lưới chợ hoặc giải tỏa chợ không phù hợp với quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn tỉnh.
3. Nội dung, trình tự thủ tục, thẩm định, lập, phê duyệt, điều chỉnh bổ sung, công bố và quản lý quy hoạch phát triển chợ thực hiện theo quy định hiện hành về Quy hoạch”.
2. Khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển chợ bao gồm: Vốn do nhà nước đầu tư (gồm vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại); vốn của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức, cá nhân góp vốn, vốn vay từ các tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là vốn khác);”
“3. Nguồn vốn do nhà nước đầu tư hỗ trợ:
Nguồn vốn do nhà nước đầu tư hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 114/2009/NĐ-CP”
“4. Nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều này, được hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Chợ đang hoạt động có hiệu quả, trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng là chợ tạm hoặc chợ có cơ sở vật chất - kỹ thuật trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng;
b) Chợ trong quy hoạch được duyệt, xây mới, nâng cấp tại xã xây dựng nông thôn mới có nhu cầu về chợ nhưng chưa có chợ; xã đang có nhu cầu về chợ để phục vụ sản xuất, xuất khẩu và đời sống sinh hoạt của nhân dân.”
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“ Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án xây dựng phát triển chợ
1. Đối với dự án xây dựng phát triển chợ sử dụng nguồn vốn do nhà nước đầu tư: Thực hiện theo quy định tại Điều 94 Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Đối với dự án xây dựng phát triển chợ bằng nguồn vốn khác:
a) Tổ chức quản lý, thực hiện dự án, bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của dự án và các quy định theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Được huy động vốn để thực hiện dự án xây dựng phát triển chợ, trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân có nhu cầu thuê điểm kinh doanh tại chợ. Việc huy động vốn phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản và các bên phải cam kết thực hiện đúng thỏa thuận đã ký kết.
d) Được thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê (đối với trường hợp cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê) hoặc được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê (đối với trường hợp sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm) tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển, bố trí chợ tạm và sắp xếp kinh doanh tại chợ tạm trong thời gian đầu tư xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ; xây dựng phương án sắp xếp kinh doanh tại chợ mới; thông báo công khai nội dung các phương án, đồng thời tổ chức lấy ý kiến tham gia của các thương nhân đang kinh doanh tại chợ trước khi gửi cơ quan có chức năng thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Trong thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng phát triển chợ, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo yêu cầu thực tiễn tại mỗi chợ, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua, bán hàng hóa của nhân dân.
g) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật hiện hành”.
4. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 14. Quản lý điểm kinh doanh tại chợ
1. Quản lý điểm kinh doanh
a) Căn cứ thiết kế xây dựng chợ, đơn vị quản lý chợ lập phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ký hợp đồng với thương nhân được giao, thuê địa điểm kinh doanh tại chợ.
b) Điểm kinh doanh trong chợ được đơn vị quản lý chợ giao hoặc cho thương nhân thuê để kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này. Thương nhân sử dụng điểm kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo đúng phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguyên tắc bố trí điểm kinh doanh
Ưu tiên bố trí đủ địa điểm kinh doanh cho các thương nhân đang kinh doanh tại chợ cũ, thương nhân có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ, thương nhân đã trả tiền một lần sau khi chợ xây dựng xong theo phương án giá được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Bố trí sắp xếp, lựa chọn thương nhân tại các điểm kinh doanh trong chợ
a) Đối với chợ được đầu tư bằng nguồn vốn do nhà nước đầu tư:
- Bốc thăm lựa chọn điểm kinh doanh đối với thương nhân có điểm kinh doanh tại chợ đang hoạt động nhưng được đầu tư xây dựng lại hoặc chuyển địa điểm để phù hợp với quy hoạch.
- Đấu giá thuê điểm kinh doanh đối với thương nhân thuê điểm kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại tiết thứ nhất điểm này tại chợ đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại.
b) Đối với chợ được đầu tư bằng nguồn vốn khác:
- Bốc thăm lựa chọn điểm kinh doanh đối với thương nhân có điểm kinh doanh tại chợ đang hoạt động, thương nhân có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong một thời hạn nhất định sau khi chợ được xây dựng xong.
- Đấu giá, thỏa thuận giá, hiệp thương giá và cạnh tranh về giá dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật để cho thương nhân thuê điểm kinh doanh sau khi đã sắp xếp đủ điểm kinh doanh tại tiết thứ nhất Điểm này theo phương án giá được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Diện tích điểm kinh doanh tại chợ
a) Diện tích của mỗi điểm kinh doanh tại chợ dành cho ngành hàng rau, hoa, củ, quả và thực phẩm tươi sống tối thiểu là 3m2.
b) Diện tích của mỗi điểm kinh doanh tại chợ hạng 1, hạng 2 dành cho ngành hàng không phải rau, hoa, củ, quả và thực phẩm tươi sống tổi thiểu là 9m2; đối với chợ hạng 3 được xây dựng kiên cố tối thiểu là 6 m2.
5. Thời gian giao và thuê điểm kinh doanh tại chợ
a) Đối với chợ xây dựng bằng nguồn vốn do nhà nước đầu tư: Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ của thương nhân do đơn vị quản lý chợ quyết định theo tình hình cụ thể của từng chợ, nhưng thời gian thuê một lần không quá 10 năm.
b) Đối với chợ xây dựng bằng nguồn vốn khác: Thời hạn giao hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ do đơn vị quản lý chợ quyết định trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân nhưng không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn được thuê đất của dự án.
c) Đối với chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh và khai thác chợ mà không gắn với thuê quyền sử dụng đất và không chuyển giao sở hữu tài sản chợ: Thời hạn thuê điểm kinh doanh tại chợ thực hiện theo thỏa thuận giữa đơn vị quản lý chợ với thương nhân nhưng thời gian thuê một lần không quá 10 năm.
d) Sau khi hết thời hạn thuê trong hợp đồng, thương nhân có nguyện vọng tiếp tục kinh doanh tại chợ thỏa thuận với đơn vị quản lý chợ, ký kết hợp đồng tiếp tục sử dụng điểm kinh doanh theo thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng trong hợp đồng đã ký trước đó phù hợp với quy định tại Quy định này và pháp luật hiện hành có liên quan.
6. Kết thúc mỗi kỳ hạn thuê địa điểm, ưu tiên cho thương nhân đang kinh doanh tại điểm đó tiếp tục thuê để bán hàng, trường hợp thương nhân đã thuê kỳ trước không có nhu cầu thuê tiếp thì đơn vị quản lý chợ quyết định hình thức cho thuê theo quy định. Giá thuê địa điểm thực hiện theo quy định hiện hành”.
5. Điểm d Khoản 3 và khoản 5 Điều 16 được sửa đổi như sau:
“3. Quy định đối với thương nhân kinh doanh cố định tại chợ
d) Thương nhân không hoạt động tại điểm kinh doanh trong thời gian quá 03 tháng liên tục phải thông báo và đàm phán với đơn vị quản lý chợ trả lại điểm kinh doanh, việc thanh lý hợp đồng thực hiện theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng đã ký trước đó phù hợp với quy định của Luật Dân sự”.
“5. Thương nhân của nước có chung biên giới khi có nhu cầu hoạt động kinh doanh tại các chợ biên giới của tỉnh Lào Cai thực hiện theo quy định tại Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
6. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“ 5. Hàng hóa lưu thông trong chợ biên giới ngoài thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này còn phải thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới”.
7. Khoản 4 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“4. Thẩm định phương án giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng để gửi Sở Công Thương làm căn cứ, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt giá dịch vụ sử dụng diện tích ban hàng tại chợ trên địa bàn tỉnh theo quy định”.
Điều 2. Thay đổi từ
1. Thay đổi từ “Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố” thành từ “Ủy ban nhân dân cấp huyện” tại các Điều: 3, 4, 5, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33.
2. Thay đổi từ “Sở Xây dựng” thành từ “Sở Giao thông Vận tải – Xây dựng” tại các Điều: 20 và 25.
Điều 3. Hiệu lực và điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây