Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Dự thảo Thông tư về biện pháp tự vệ với hàng dệt may trong CPTPP
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tải về
thuộc tính Thông tư
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo | Loại dự thảo: | Thông tư |
Cơ quan chủ trì soạn thảo: | Bộ Công Thương | Trạng thái: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thực thi biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tải Thông tư
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: /2019/TT-BCT DỰ THẢO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày tháng năm 2019 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP VÀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
-------------------------
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các văn kiện có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thực thi biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong Hiệp định.
2. Thương nhân Việt Nam, thương nhân của nước thành viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan đến điều tra, áp dụng và xử lý biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong Hiệp định.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nước thành viên là bất kỳ nhà nước hoặc lãnh thổ thuế quan nào thực thi Hiệp định.
2. Hiệp định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
3. Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra hoặc có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra.
4. Hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
5. Giai đoạn chuyển tiếp đối với một hàng hóa cụ thể là 03 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp lộ trình xóa bỏ thuế của hàng hóa đó diễn ra trong thời gian dài hơn, giai đoạn chuyển tiếp sẽ là thời gian xóa bỏ thuế của hàng hóa đó.
6. Biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp (sau đây gọi là biện pháp tự vệ chuyển tiếp) là biện pháp tự vệ đặc biệt quy định tại Điều 99 Luật Quản lý ngoại thương, được áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế theo Hiệp định dẫn đến gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với sản lượng trong nước gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp.
7. Giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may là thời gian bắt đầu từ khi Hiệp định có hiệu lực cho đến 05 năm sau ngày Nước thành viên nhập khẩu xóa bỏ thuế cho hàng dệt may của Nước thành viên xuất khẩu theo Hiệp định này.
8. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may là biện pháp tự vệ đặc biệt theo quy định tại Điều 99 Luật Quản lý ngoại thương và quy định tại Điều 4.3, Chương 4 của Hiệp định. Biện pháp khẩn cấp được áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định trong trường hợp việc giảm hoặc xóa bỏ thuế theo Hiệp định dẫn đến gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với sản lượng trong nước và gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp.
9. Thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm tổng thể hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành sản xuất trong nước.
10. Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được về nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
11. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước.
12. Ngày Hiệp định có hiệu lực là ngày 14 tháng 01 năm 2019.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp
1. Biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được áp dụng cùng lúc với các biện pháp dưới đây đối với cùng một hàng hóa, tại cùng một thời điểm:
(a) Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật quản lý ngoại thương;
(b) Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.
2. Biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được áp dụng vượt quá giai đoạn chuyển tiếp.
3. Biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được áp dụng quá một lần đối với một loại hàng hóa đã bị áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp trước đó.
4. Biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu diện hạn ngạch thuế quan theo Hiệp định.
5. Biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được áp dụng dưới hình thức hạn ngạch thuế quan hoặc biện pháp hạn chế về lượng nhập khẩu.
6. Việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải được thực hiện thông qua quy trình, thủ tục điều tra phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương và các quy định tại Chương II của Thông tư này.
Điều 5. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may
1. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may không được áp dụng cùng lúc với các biện pháp dưới đây đối với cùng một hàng hóa, tại cùng một thời điểm:
(a) Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng dệt may đó từ nước ngoài vào Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật quản lý ngoại thương;
(b) Biện pháp tự vệ chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó.
2. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may không được áp dụng quá giai đoạn chuyển tiếp đối với hàng dệt may đó.
3. Biện pháp khẩn cấp không được áp dụng quá một lần đối với hàng dệt may đã bị áp dụng trước đó.
4. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may phải được thực hiện thông qua quy trình, thủ tục điều tra phù hợp với Luật Quản lý ngoại thương và các quy định tại Chương III của Thông tư này.
Điều 6. Bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may
1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra biện pháp tự vệ chuyển, biện pháp tiếp khẩn cấp đối với hàng dệt may gồm:
a) Tổ chức, cá nhân của nước thành viên sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
c) Hiệp hội nước thành viên có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
d) Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
đ) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may;
e) Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;
g) Hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp;
h) Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được Cơ quan điều tra chấp thuận để trở thành bên liên quan trong vụ việc điều tra phù hợp với quy định của Luật Quản lý ngoại thương về thủ tục đăng ký.
3. Bên liên quan trong vụ việc điều tra được tiếp cận thông tin, tài liệu mà bên liên quan khác đã cung cấp cho Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 01 năm 2018.
Điều 7. Thông báo và tham vấn
1. Việc thông báo và tham vấn trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp và biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 70 của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan điều tra phải tiến hành tham vấn với nước thành viên xuất khẩu bị điều tra, áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tham vấn của nước thành viên đó. Sau khi hoàn tất tham vấn, cơ quan điều tra thông báo kết quả tham vấn cho nước thành viên yêu cầu.
Chương II
BIỆN PHÁP TỰ VỆ CHUYỂN TIẾP
Điều 8. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu từ một hoặc nhiều Nước thành viên bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định;
đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;
e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu bị điều tra quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực;
g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 06 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 03 năm, dữ liệu thu thập sẽ là toàn bộ thời gian hoạt động của ngành sản xuất trong nước tính đến thời điểm nộp Hồ sơ yêu cầu;
h) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại điểm d khoản này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
k) Giai đoạn chuyển tiếp của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp.
l) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Điều 9. Lập Hồ sơ yêu cầu trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu
1. Trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu quá mức từ một hoặc nhiều nước thành viên vào Việt Nam do thực hiện cam kết theo Hiệp định trong giai đoạn chuyển tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra có thể lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
2. Nội dung hồ sơ do Cơ quan điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 8 của Thông tư này, ngoại trừ điểm a, điểm b và điểm c khoản 2.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Điều 10. Nội dung điều tra biện pháp tự vệ chuyển tiếp
1. Xác định mức gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ một hoặc nhiều nước Thành viên.
2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 11. Áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp
1. Trên cơ sở kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp khi có các yếu tố sau đây:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng hoá nhập khẩu bị điều tra từ một hay nhiều nước Thành viên do kết quả của việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế của hàng hóa đó theo Hiệp định.
Trong trường hợp sự gia tăng nhập khẩu từ hai nước thành viên bị điều tra trở lên, khối lượng, số lượng nhập khẩu bị điều tra của từng nước thành viên phải có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực của các nước thành viên.
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được áp dụng dưới hình thức sau:
a) Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất theo quy định của Hiệp định này đối với hàng hóa đó; hoặc
b) Tăng thuế suất đối với hàng hóa đó không vượt quá thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức nào thấp hơn.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 02 năm. Trong trường hợp Cơ quan điều tra kết luận rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước thì thời hạn áp dụng có thể kéo dài thêm tối đa 01 năm.
4. Trong trường hợp biện pháp tự vệ chuyển tiếp dài hơn 01 năm, Bộ Công Thương phải dần nới lỏng biện pháp tự vệ chuyển tiếp cho từng giai đoạn đều đặn trong suốt quá trình áp dụng biện pháp.
5. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu đó là mức thuế được quy định tại Phụ lục 2-D về cam kết thuế quan của Việt Nam trước khi Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp.
Chương III
ĐIỀU TRA, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP
ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY
Điều 12. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may (sau đây gọi là Hồ sơ yêu cầu) gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
c) Thông tin mô tả về hàng dệt may bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định;
d) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và Việt Nam;
đ) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng dệt may nhập khẩu quy định tại điểm c khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 03 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực;
e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 03 năm trước khi nộp Hồ sơ yêu cầu và đã bao gồm ít nhất 03 tháng sau khi Hiệp định có hiệu lực;
g) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
h) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng dệt may quy định tại khoản c điểm này và thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;
i) Giai đoạn chuyển tiếp của hàng dệt may nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp khẩn cấp.
Điều 13. Lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ yêu cầu
1. Trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân yêu cầu nhưng có dấu hiệu rõ ràng về việc gia tăng nhập khẩu hàng dệt may vào Việt Nam do thực hiện cam kết theo Hiệp định trong giai đoạn chuyển tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
2. Nội dung hồ sơ do Cơ quan điều tra lập phải bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 12 của Thông tư này (trừ điểm a và điểm b khoản 2).
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Điều 14. Nội dung điều tra biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may
1. Nội dung điều tra biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may gồm có:
a) Xác định mức gia tăng hàng hóa nhập khẩu từ một hoặc nhiều nước Thành viên.
b) Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
c) Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố ảnh hưởng của gia tăng nhập khẩu hàng dệt may bị điều tra đối với ngành sản xuất trong nước thông qua các yếu tố sản lượng, công suất, năng lực sản xuất, tồn kho, thị phần, xuất khẩu, lao động, tiền lương, giá bán trong nước, lợi nhuận và đầu tư. Các yếu tố thay đổi liên quan đến công nghệ hoặc thị hiếu người tiêu dùng sẽ không được xem xét.
Điều 15. Thời hạn điều tra biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may
Việc điều tra để áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được kết thúc trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 09 tháng.
Điều 16. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may
1. Trên cơ sở kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may khi có các yếu tố sau đây:
a) Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng dệt may bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định.
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;
c) Việc gia tăng nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
2. Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này hoặc thuế suất theo nguyên tắc tối huệ quốc có hiệu lực vào ngày liền trước ngày Hiệp định có hiệu lực, tùy mức nào thấp hơn.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp không được vượt quá 02 năm và có thể gia hạn thêm tối đa 02 năm.
4. Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp, mức thuế áp dụng đối với hàng dệt may bị điều tra áp dụng là mức thuế ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2019.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh |
văn bản tiếng việt
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!