Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2022/NĐ-CP

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027
Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tài chínhTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ

Số:       /2024/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày     tháng     năm 2024

DỰ THẢO 2

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
     
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;
     
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
     
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
     
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
   
Để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và Đại hàn Dân quốc (viết tắt là Hàn Quốc) có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2007 và Nghị định thư thứ 3 sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2023;
   
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
   
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027

Sửa đổi bổ sung khoản 1, khoản 3 và khoản 7 Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Ban hành kèm theo Nghị định này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất AKFTA) để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2023 - 2027.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Cột “Thuế suất AKFTA (%)”: Thuế suất áp dụng từ ngày 28 tháng 11 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027.”

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:

“7. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07, 17.01, 24.01, 25.01, thuế suất AKFTA trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này, thuế suất AKFTA ngoài hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Danh mục hàng hóa áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ngoài hạn ngạch ban hành kèm theo Nghị định này. Thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với hàng hóa không thuộc Danh mục nêu trên thì áp dụng theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu. Danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

2. Thay thế Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022 - 2027 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ bằng Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Đối với hàng hóa được nhập khẩu và đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu từ ngày 28 tháng 11 năm 2023 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất AKFTA theo quy định tại Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ và nếu đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận: 
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 

[daky]

 

Lê Minh Khái

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN – HÀN QUỐC NĂM 2023

(Kèm theo Tờ trình Chính phủ số    /TTr-BTC ngày    tháng    năm 2024)

1. Đánh giá tổng thể

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Dự thảo Nghị định đã đảm bảo được các yêu cầu sau:

     - Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp: Nội dung dự thảo Nghị định phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, trong đó có chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. Việc triển khai xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 để thực hiện NĐT 3 Hiệp định AKFTA là nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, đầu tư và sản xuất giữa Việt Nam, ASEAN và Hàn Quốc.

     Nội dung dự thảo Nghị định phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, Luật Hải quan năm 2014.

     - Đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật: Nghị định sửa đổi, bổ sung đã được rà soát, đảm bảo tương thích, đồng bộ với các Luật, Nghị định liên quan như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế, Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, Luật Thương mại.

     - Đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Các nội dung của dự thảo Nghị định đã bảo đảm phù hợp với NĐT 3, Hiệp định AKFTA và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

     - Việc ban hành Biểu thuế kèm Nghị định theo Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm sẽ hỗ trợ công tác thống kê hải quan về xuất nhập khẩu, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh minh bạch về thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong triển khai thực hiện.

2. Đánh giá tình hình thực thi Hiệp định AKFTA

Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo lộ trình cam kết tại Hiệp định AKFTA, áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2027. Việc ban hành Nghị định theo đúng lộ trình cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo quy định của Hiệp định và theo Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam đã góp phần hỗ trợ công tác thống kê hải quan về xuất nhập khẩu, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh minh bạch về thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong triển khai thực hiện.

Về kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc và ASEAN, thống kê hải quan cho thấy, số liệu nhập khẩu từ khu vực này giai đoạn 2020-2022 đạt trung bình 94 tỷ USD/năm, 07 tháng năm 2023 đạt 23 tỷ USD. Cùng kỳ, tỷ lệ giá trị nhập khẩu tăng theo từng năm đạt mức trung bình 19%/năm, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu từ thế giới trung bình 24%/năm.

Nhập khẩu 7 tháng năm 2023 từ các thị trường này đạt 47,4% so với cả năm 2022. Giai đoạn 2020-2022 nhập khẩu từ khu vực Hàn Quốc và ASEAN chiếm trung bình 30,9% tỷ trọng nhập khẩu từ thế giới. Nhập khẩu 07 tháng năm 2023 từ khu vực này chiếm 29% tỷ trọng nhập khẩu thế giới, xấp xỉ tỷ trọng giai đoạn 2020-2022. Như vậy, năm 2023 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định 119/2022/NĐ-CP, tỷ trọng nhập khẩu, và mức tăng trưởng từ Hàn Quốc và ASEAN tương tự giai đoạn trước đây, khu vực này vẫn là thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam.

Diện mặt hàng nhập khẩu chính từ Hàn Quốc và ASEAN (có giá trị từ 2 tỷ USD trở lên): Trong cơ cấu nhập khẩu 07 tháng năm 2023, các mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường Hàn Quốc và ASEAN gồm nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (17,9 tỷ USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng (4,5 tỷ USD), Dầu DO (2,6 tỷ USD) Chất dẻo nguyên liệu (khoảng 1,9 tỷ USD),... .Số liệu tham khảo tại Bảng 1.

Bảng1: Các nhóm hàng nhập khẩu chính từ thị trường Hàn Quốc và ASEAN

Nhóm hàng

Giá trị nhập khẩu 07 tháng 2023

(tỷ USD)

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

17,9

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

4,5

Dầu DO

2,6

Chất dẻo nguyên liệu

1,9

Than các loại

1,4

Sắt thép loại khác

1,4

Vải các loại

1,2

Xăng

1,1

Linh kiện và phụ tùng ô tô

1,1

Sản phẩm từ chất dẻo

1,0

Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

1,0

Về tỷ lệ hàng hóa đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt AKFTA (có Giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu AK) so với kim ngạch chịu thuế, trung bình giai đoạn 2021 - 2022 là 5,6%, tỷ lệ này trong 07 tháng 2023 đạt 4,9%. Có thể nhận định tác động từ việc thực hiện AKFTA lên việc tận dụng ưu đãi thuế trong giai đoạn là khá khiêm tốn. Tuy nhiên, tỷ lệ hưởng ưu đãi (tỷ lệ C/O mẫu AK) có thể chưa được thống kê đầy đủ do số nợ C/O mẫu AK của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể chỉ tận dụng ưu đãi ở nhưng mặt hàng mà cam kết trong AKFTA tốt hơn MFN hoặc các FTA khác.

Các nhóm hàng tận dụng được thuế suất AKFTA (có giá trị nhập khẩu trên 50 triệu USD) bao gồm các mặt hàng là kim loại thường, chất dẻo, sắt thép , hóa chất,...

Bảng 2: Các nhóm hàng tận dụng được thuế suất AKFTA

Nhóm hàng

Giá trị nhập khẩu 07 tháng 2023 hưởng form AK (triệu USD)

Kim loại thường khác

188.828.637,22

Chất dẻo nguyên liệu

173.296.233,76

Sắt thép loại khác

99.825.619,51

Sản phẩm hóa chất

76.030.873,30

Sản phẩm từ chất dẻo

57.692.840,31

Giấy các loại

53.951.099,64

Về số thu thuế nhập khẩu theo form AKFTA, số thu của Việt Nam giai đoạn 2021-2022 đạt mức trung bình khoảng 103 tỷ VND. Trong đó tăng từ 90 tỷ VND (năm 2021) lên 117 tỷ VND (năm 2022) và tính đến 07 tháng năm 2023 đạt 58 tỷ VNĐ (bằng 56% giai đoạn 2021-2022 và 50% cả năm 2022). Như vậy có thể thấy do năm 2021 là năm cuối lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo AKFTA nên số thu thuế theo form AKFTA có xu hướng ổn định, thay đổi nhỏ có thể do tình hình kinh tế chung tác động đến kim ngạch nhập khẩu biến động qua các năm.

Quá trình thực hiện Nghị định 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 không nảy sinh các vấn đề, bất cập. Việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung biểu giai đoạn tiếp theo cần kế thừa các nội dung đã thể hiện được giá trị thực tế trong thực thi cam kết.

3. Đánh giá tác động của điều chỉnh biểu thuế

     - Biểu thuế kèm Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 119/2022/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở bám sát cam kết tại NĐT 3 Hiệp định AKFTA (cam kết của Việt Nam không cắt giảm thêm từ năm 2021). Về tổng thể, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan theo biểu kèm Nghị định sửa đổi bổ sung trên tổng biểu là 81,5% xấp xỉ mức 81,3% của biểu thuế AKFTA hiện hành. Tuy nhiên, do bản chất cam kết tại NĐT 3 có nhiều dòng hàng tốt hơn ở cam kết gốc Hiệp định AKFTA, và tác động của việc chuyển đổi biểu thuế từ AHTN 2012 sang AHTN 2022 theo nguyên tắc tuân thủ các Hướng dẫn chuyển đổi của các Uỷ ban thực thi Hiệp định, một số dòng thuế sau khi nhập dòng có mức ưu đãi hơn so với Nghị định 119/2022/NĐ-CP, đồng thời việc phân mã và mô tả hàng hoá theo AHTN 2022 đòi hỏi chi tiết hoá thêm một số dòng thuế ở cấp độ trên 8 số để bảo lưu cam kết gốc của Việt Nam tại Hiệp định.

     - Biểu thuế kèm Nghị định sửa đổi, bổ sung có mức thuế thấp hơn Biểu Nghị định 119/2022/NĐ-CP hiện hành tại hơn 2000 dòng thuế, trong đó:

     + Có 118 dòng có cam kết thuế tốt hơn nằm ở các nhóm hàng: trứng (Nhóm 0407); muối (Nhóm 2501); sản phẩm sắt thép (Nhóm 7208, 7211, 7213, 7215); ống bằng sắt thép (Nhóm 7306); bếp (Nhóm 7321); động cơ (Nhóm 8408); điều hòa không khí (Nhóm 8415); dây cáp điện (Nhóm 8544); oto (Nhóm 8703, 8704).... Với mức chênh lệch thuế suất trong khoảng từ 0,5% đến 40%. Hầu hết các cam kết thuế tốt hơn này đều ngang bằng hoặc cao hơn cam kết trong Hiệp định VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc) và ATIGA (ASEAN). Do đó, tác động lên thu ngân sách của việc giảm thuế có thể không đáng kể do các doanh nghiệp đã có thể tận dụng ưu đãi tại 02 Hiệp định trên.

     + Có hơn 2000 dòng thuế có mức thuế suất tương đồng tuy nhiên mở rộng phạm vi nước được hưởng thuế ưu đãi (cho phép Hàn Quốc, một số nước ASEAN được hưởng thuế ưu đãi) ví dụ:

     Mở cho Hàn Quốc khoảng 250 dòng thuộc các nhóm hàng: trâu, bò (Nhóm 0102); thịt và phụ phẩm (Nhóm 0201, 0202, 0203,...); cá, động vật giáp xác (Nhóm 0301, 0302,...); sản phẩm bơ sữa, mật ong (Nhóm 0401, 0402,...) Rau củ (Nhóm 0701, 0703, 0709,...); quả và quả hạch (Nhóm 0802, 0803, 0804,...); Cà phê, chè (Nhóm 0902, 0904,...); ngũ cốc (Nhóm 1005, 1006); sản phẩm xay xát (Nhóm 1102, 1103,...);... Trong các mặt hàng này, có khoảng 20 mặt hàng có kim ngạch trung bình giai đoạn 2020-2023 đạt 1 triệu USD từ Hàn Quốc với mức chênh lệch thuế suất AKFTA hiện hành và MFN vào khoảng 0%-40%. Tuy nhiên mức thuế tại biểu Nghị định sửa đổi bổ sung tương đồng với mức thuế trong Hiệp định VKFTA, do vậy, tác động từ mở thêm ưu đãi cho Hàn Quốc có thể không gây ảnh hưởng đến thu ngân sách do các doanh nghiệp đã tận dụng ưu đãi của các mặt hàng trên từ Hiệp định VKFTA.

     Mở cho một số nước ASEAN gần 2000 dòng hàng với mức chênh lệch thuế của Nghị định AKFTA hiện hành và MFN vào khoảng 0-45%. Tuy nhiên, hầu hết các dòng hàng này đã có cam kết tốt hơn trong Hiệp định ATIGA, nên doanh nghiệp có thể đã tận dụng ưu  đãi từ ATIGA (chỉ có khoảng 10 mặt hàng cam kết tốt hơn trong ATIGA nhưng kim ngạch đa phần đều thấp dưới 1 triệu USD). Theo đó, việc mở thêm cam kết cho các nước ASEAN có thể ảnh hưởng không đáng kể đến thu ngân sách.

     - Biểu thuế kèm Nghị định sửa đổi, bổ sung có mức thuế cao hơn Biểu Nghị định 119/2022/NĐ-CP hiện hành tại 6 dòng thuế thuộc các nhóm hàng: Sơn, vecni (Nhóm 3209); Polyme (Nhóm 3906, 3920); phụ kiện ôtô (Nhóm 8708) trong đó chênh lệch thuế từ 5% đến không cam kết. Các mặt hàng này không ghi nhận kim ngạch hoặc kim ngạch thấp (dưới 10.000 USD), theo đó không tác động đáng kể lên thu ngân sách cũng như không gây khó khăn cho doanh nghiệp.

     Từ các đánh giá trên, đồng thời với giả định tỉ lệ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định AKFTA là tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc bình quân giai đoạn 2020-2022 (tương đương với tăng 19%/năm); Tỉ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là 5-6% theo tỷ lệ trung bình thực tế đạt được cho giai đoạn 2020-2023 thì tổng thu ngân sách (từ thuế nhập khẩu) của Việt Nam của những nhóm hàng chịu tác động điều chỉnh sẽ tăng/giảm không đáng kể. Bên cạnh đó, thuế suất cho giai đoạn tới 2023-2027 có phần cam kết tốt hơn tuy nhiên chủ yếu tương đồng với các cam kết đã có trong các khuôn khổ với Hàn Quốc và ASEAN nên không có tác động bổ sung lên chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách quản lý mặt hàng khi ban hành Biểu thuế cho giai đoạn trên.

PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2022/NĐ-CP NGÀY 30/12/2022

 (Kèm theo Tờ trình Chính phủ số       /TTr-BTC ngày    tháng    năm 2024)

Ngày …, Bộ Tài chính có công văn số     /BTC-HTQT gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027. Tính đến thời điểm tháng    /2023, Bộ Tài chính nhận được  /105 công văn trả lời gồm  /31 văn bản trả lời của các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam,  /63 văn bản trả lời của đại diện các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,  /11 văn bản trả lời của Liên hiệp Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hiệp hội doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp các ý kiến tham gia đối với Dự thảo Tờ trình Chính phủ và Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 119/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027, bao gồm 3 phần: i) Tổng hợp các ý kiến hoàn toàn nhất trí với các Dự thảo; ii) Tổng hợp các ý kiến được Bộ Tài chính tiếp thu và đã điều chỉnh tại các Dự thảo và iii) Ý kiến giải trình, lý do không tiếp thu.

I/ CÁC Ý KIẾN HOÀN TOÀN NHẤT TRÍ VỚI DỰ THẢO CỦA BỘ TÀI CHÍNH

STT

Bộ ngành, địa phương, Hiệp hội

Công văn

1

….

 

II/ CÁC Ý KIẾN BỘ TÀI CHÍNH ĐÃ TIẾP THU VÀ ĐIỀU CHỈNH DỰ THẢO

STT

Bộ ngành, địa phương, Hiệp hội

Công văn

Ý kiến tham gia

Ý kiến Bộ Tài chính

1

….

 

 

 

III/ CÁC Ý KIẾN GIẢI TRÌNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH

STT

Bộ ngành, địa phương, Hiệp hội

Công văn

Ý kiến tham gia

Ý kiến giải trình của Bộ Tài chính

1

….

 

 

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi