Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4432/UBND-KT Hà Nội tăng cường quản lý về phòng vệ thương mại
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4432/UBND-KT
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4432/UBND-KT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Văn Sửu |
Ngày ban hành: | 11/09/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
tải Công văn 4432/UBND-KT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 4432/UBND-KT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: | - Các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; |
Thực hiện Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ và văn bản số 1899/VPCP-KTTH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc tiếp tục triển khai tích cực, đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp; UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ các đơn vị:
1. Sở Công Thương: (1) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chính sách và quy định về xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là quy định trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; quy định của các thị trường xuất khẩu tiềm năng, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam; (2) Theo dõi, cập nhật thường xuyên và kịp thời cung cấp danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp (Danh sách cảnh báo) đến các Sở, ngành có liên quan; (3) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp thông tin xử lý vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của các nước đối với sản phẩm, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: (1) Theo dõi biến động đầu tư nước ngoài (kể cả thay đổi sở hữu, mua lại, sáp nhập) vào các ngành sản xuất, kinh doanh mặt hàng theo Danh sách cảnh báo do Sở Công Thương cập nhật, tổng hợp từ Bộ Công Thương và gửi các sở, ngành; Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường của nhà đầu tư nước ngoài vào các sản phẩm này hoặc phát hiện sản phẩm mới cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và hạn chế việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời thông báo danh sách cho cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý khi cần thiết; (2) Thẩm định, xem xét kỹ và cẩn trọng các dự án có nguy cơ chuyển dịch công nghệ cũ, lạc hậu vào Việt Nam để tận dụng chính sách thương mại thuận lợi trong các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết với các nước (CPTPP, EVFTA, VKFTA,...); (3) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý đầu tư nước ngoài, thường xuyên cập nhật nội dung cảnh báo của cơ quan có thẩm quyền về các mặt hàng có nguy cơ lẩn tránh thương mại nhằm hạn chế tối đa các vụ việc hàng hóa Việt Nam bị điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt thông qua gian lận xuất xứ, ngăn chặn hiện tượng Việt Nam bị lợi dụng làm điểm trung chuyển để xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba.
3. Cục Hải quan thành phố Hà Nội: (1) Theo dõi số liệu nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng thuộc Danh sách cảnh báo để tham mưu UBND Thành phố, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường; (2) Phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp (khi có yêu cầu); (3) Siết chặt công tác kiểm tra xuất xứ từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu kiểm tra sau thông quan; (4) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong các vụ việc.
4. Cục Thuế thành phố Hà Nội: (1) Cập nhật Danh sách cảnh báo do Sở Công Thương cung cấp, lưu ý trong việc quản lý thuế đối với những công ty kinh doanh các mặt hàng có trong Danh sách cảnh báo; (2) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong các vụ việc.
5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội: (1) Lưu ý đối với các sản phẩm có trong Danh sách cảnh báo để xem xét trong quá trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa (C/O) cho doanh nghiệp; (2) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong các vụ việc.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: (1) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ghi nhãn hàng hóa lưu thông trên thị trường trong nước để kịp thời phát hiện các hành vi ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định; (2) Tham mưu kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn hàng hóa và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo ghi nhãn, xuất xứ Việt Nam.
7. Công an thành phố Hà Nội: Tăng cường giám sát để phát hiện, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ, tăng cường giám sát đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trên địa bàn Thành phố.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: (1) Giám sát hành vi gian lận xuất xứ, vùng nuôi trồng hàng nông, lâm, thủy sản; (2) Phối hợp cung cấp thông tin, xử lý các vụ tranh chấp thương mại nông lâm thủy sản.
9. Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội: (1) Xây dựng kế hoạch đấu tranh, phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa trong từng thời kỳ; (2) Theo dõi, đôn đốc, báo cáo công tác đấu tranh, phòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia.
10. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp các cơ quan báo chí thành phố Hà Nội và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền rộng rãi, cung cấp thông tin về chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, các biện pháp phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội: Phối hợp với các cơ quan liên quan trong các vụ việc.
12. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan cử đầu mối theo dõi, thực hiện công tác phòng vệ thương mại tại cơ quan/đơn vị, phối hợp triển khai thực hiện và gửi danh sách về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |