Công văn 4068/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp triển khai xây dựng Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

thuộc tính Công văn 4068/BNN-CB

Công văn 4068/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp triển khai xây dựng Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4068/BNN-CB
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Thị Xuân Thu
Ngày ban hành:26/11/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------------------
Số: 4068/BNN-CB
V/v: phối hợp triển khai xây dựng Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2012
 
 
Kính gửi: Bộ Công Thương
 
 
Phúc đáp công văn số 10111/BCT-XNK ngày 23/10/2012 của Bộ Công Thương về việc phối hợp triển khai xây dựng Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Công Thương xây dựng Đề cương sơ bộ của Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tham gia bổ sung, đóng góp ý kiến cho Quy hoạch. Về thông tin, số liệu, Bộ Nông nghiệp và PTNT cung cấp một số nội dung như sau:
I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA GẠO NĂM 2012
1. Kết quả sản xuất lúa năm 2012
Diện tích lúa cả năm ước đạt khoảng 7,760 triệu ha (tăng 108 ngàn ha so với năm 2010), NS: 56,5 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha), sản lượng ước đạt khoảng 43,762 triệu tấn thóc (tăng 1,45 triệu tấn so với năm 2011). Trong đó diện tích lúa ĐX đạt 3.121 ngàn ha (tăng 26 ngàn ha), NS đạt 65,0 tạ/ha (tăng 1,1 tạ/ha), SL đạt khoảng 20,276 triệu tấn (tăng 495 ngàn tấn); lúa HT đạt 2.174 ngàn ha (tăng 35 ngàn ha), năng suất đạt 54,2 tạ/ha (tăng 2,0 tạ/ha), SL đạt 11.784 ngàn tấn (tăng
629 ngàn tấn); Diện tích lúa TĐ đạt 730 ngàn ha (tăng 67 ngàn ha), NS đạt 48,0 tạ/ha, SL đạt 3.504 ngàn tấn (tăng 275 tấn/ha); lúa mùa đạt: 1.735 nghìn ha (giảm 20 ngàn ha), NS đạt 47,3 tạ/ha (tăng 0,8 tạ/ha), SL ước đạt khoảng 8,2 triệu tấn (tăng 48 ngàn tấn).
Bảng 1: Tổng hợp kế hoạch thực hiện sản xuất lúa cả năm 2012
(DT: nghìn ha, NS: tạ/ha, SL: nghìn tấn)

Vùng
Năm 2011
Năm 2012
Tăng so với năm 2011
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Cả nước
7.652
55,3
42.315
7,760
56.4
43.762
108
1.1
1,447
Vụ ĐX
3.096
63,9
19.781
3.121
65.0
20.276
26
1.1
495
Vụ HT
2.139
55,2
11.155
2.174
54.2
11.784
635
2,0
629
Vụ TĐ (ĐBSCL)
663
48,7
3.229
730,0
48.0
3.504
67
0,7
275
Vụ Mùa
1,755
6.5
8,150
1,735
47.3
8,198
-20
0.8
48
1.1. Kết quả sản xuất vụ Đông xuân 2011-2012
Diện tích sản xuất lúa vụ Đông xuân 2011-2012 trên cả nước đạt khoảng 3.121 ngàn ha, tăng khoảng 26 ngàn ha; NS đạt 65,0 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha; SL trước đạt khoảng 20.276 triệu tấn tăng khoảng 26 ngàn tấn so với vụ ĐX năm trước.
Vụ ĐX 2011-2012 diện tích xuống giống lúa đạt 1.964 ngàn ha, năng suất bình quân 66,4 tạ/ha, cao hơn vụ ĐX năm trước khoảng 1,9 tạ/ha, SL đạt 13,042 triệu tấn tăng 493 ngàn tấn; trong đó các tỉnh vùng ĐBSCL tăng 1,7 tạ/ha, SL tăng 332 ngàn tấn; vùng ĐNB năng suất đạt 55,3 tạ/ha, SL đạt 708 ngàn tấn, NS giảm 0,7 tạ/ha, sản lượng vượt 25 ngàn tấn; các tỉnh vùng DHNTB năng suất tăng 3,8 tạ/ha, SL tăng 74 ngàn tấn; các tỉnh vùng Tây Nguyên năng suất tăng 5,9 tạ/ha, SL tăng 62 ngàn tấn so với vụ Đông xuân 2010-2011.
- Vùng ĐBSCL: diện tích xuống giống đạt 1.577 ngàn ha đạt % so kế hoạch. Năng suất lúa trung bình toàn vùng đạt 68,6 tạ/ha cao hơn năm trước 1,7 tạ/ha. Sản lượng đạt khoảng 10,818 triệu tấn, cao hơn năm trước khoảng 493 ngàn tấn.
- Thời vụ: Thực hiện xuống giống đồng loạt, tập trung và né rầy trong toàn vùng, căn cứ vào dự báo rầy nâu di trú của từng tỉnh trên cơ sở theo dõi bẫy đèn.
- Về cơ cấu giống lúa: Trong vụ Đông Xuân 2011-2012 cơ cấu giống lúa về cơ bản đã được áp dụng theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các giống lúaa chủ lực bao gồm: IR50404, OM2517, VNĐ95-20, Jasmine 85, OM576, OM2514, OM2717, OM4218, OMCS2000, ML48, VD20... Ngoài ra một số giống lúa mới được Bộ NN&PTNT công nhận cũng có sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất như: OM4218, OM6162, OM6161, OM4900, OM6561...
Diện tích lúa lai tại các tỉnh ĐBSCL đạt 9.600 ha (chiếm 0,6% diện tích lúa) chủ yếu sử dụng các giống PHB71, PAC807, BTE-1, XL94017, BJ9911 ...
- Tình hình sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận: bệnh đạo ôn xảy trên diện rộng; sự xâm nhập mặn cuối vụ gây hại đáng kể cho sản xuất lúa ở vùng ven biển.
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các tỉnh phía Nam vụ Đông Xuân 2011-2012
(DT: nghìa ha, NS: tạ/ha, SL: nghìn tấn)

Vùng
Năm 2011
Năm 2012
Tăng so với năm 2011
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Phía Nam
1,944
64.5
12,549
1,964
66.4
13,042
9
1.9
493
DHNTB
177
55.0
973
178
58.8
1.047
1
3.8
74
TN
78
52.2
407
81
58.1
469
3
5.9
62
ĐNB
122
56.0
683
128
55.3
708
6
- 0.7
25
ĐBSCL
1,568
66.9
10,487
1,577
68.6
10,818
10
1.7
332
- Vùng Đông Nam bộ:
Diện tích xuống giống lúa ĐX 2011-2012 tại các tỉnh đạt khoảng 128 nghìn ha, cao hơn năm trước 6 ngàn ha, năng suất trung bình ước đạt 55,3 tạ/ha; sản lượng ước đạt 708 ngàn tấn, vượt so với năm 2011 khoảng 25 ngàn ha.
- Các tỉnh vùng DHNTB:
Diện tích xuống giống lúa ĐX 2011-2012 tại các tỉnh đạt khoảng 178 nghìn ha, cao hơn năm trước 1 ngàn ha, năng suất trung bình ước đạt 58,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 1.047 ngàn tấn, vượt 74 ngàn tấn so với năm 2011.
Diện tích gieo cấy lúa lai tại các tỉnh DHNTB đạt 11.150 ha (chiếm 6,4% diện tích lúa).
Các giống lúa lai ba dòng sử dụng: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D ưu 527, Dương quang 18, CNR36, Nghi hương 305, CT16, HYT100, Bio404, PAC807...
- Các tỉnh vùng Tây Nguyên:
Điều kiện thời tiết, nước tưới thuận lợi cho việc xuống giống, sinh trưởng phát triển trỗ bông và chín của lúa.
Diện tích xuống giống lúa ĐX 2011-2012 tại các tỉnh đạt khoảng 81 nghìn ha, cao hơn năm trước 3 ngàn ha, năng suất trung bình ước đạt 58,1 tạ/ha; sản lượng đạt 469 ngàn tấn, vượt 62 ngàn tấn so với năm 2011; tại các tỉnh Tây Nguyên diện tích gieo cấy lúa lai đạt 7.950 ha (chiếm 10,5% diện tích lúa).
b) Các tỉnh phía Bắc:
- Diện tích gieo cấy, tình hình sinh trưởng phát triển của lúa
Tổng diện tích các tỉnh phía Bắc ước đạt 1.158 nghìn ha (vùng ĐBSH: 565 nghìn ha, vùng BTB: 347 nghìn ha, vùng TDMNPB: 246 nghìn ha) tăng khoảng 7 nghìn ha so với vụ ĐX 2010-2011, trong đó diện tích ở vùng ĐBSH giảm khoảng 1 ngàn ha, vùng BTB tăng 2 ngàn ha và TDMNPB tăng khoảng 3 ngàn ha so với vụ ĐX năm trước. Diện tích lúa gieo thẳng của các địa phương đạt 240 ngàn ha.
Diện tích lúa lai đạt 388 ngàn ha; trong đó các tỉnh ĐBSH đạt 142,3 ngàn ha (25,3%), các tỉnh BTB đạt 144 ngàn ha (41,6%), các tỉnh TDMNPB đạt 101 ngàn ha chiếm 41% diện tích lúa của vùng.
Sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc ước đạt 7,235 triệu tấn, cao hơn vụ ĐX 2011-2012 khoảng 3 ngàn tấn.
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các tỉnh phía Bắc vụ Đông Xuân 2011-2012
(DT: nghìn ha, NS: tạ/ha, SL: nghìn tấn)

Vùng
Năm 2011
Năm 2012
Tăng so với năm 2011
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Phía Bắc
1,151
62.8
7,232
1,158
62.5
7,235
7
(0.3)
3
ĐBSH
566
66.9
3.787
565
66.2
3,740
-1
(0.7)
-46
TDMNPB
241
56.8
1,367
246
56.1
1,378
5
(0.7)
11
BTB
345
60.3
2,079
347
61.0
2,117
2
0.7
38
1.2. Kết quả sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2012
Diện tích lúa HT cả nước đạt 2.174 ngàn ha, NSTB đạt 54,2 tạ/ha, SL đạt 11.874 ngàn tấn, vượt 629 ngàn tấn so với cùng kỳ năm trước.
- Các tỉnh phía Nam: diện tích xuống giống đạt 2.011 ngàn ha, năng suất đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng đạt 10.977 triệu tấn, vượt 597 ngàn tấn so với năm trước.
Các tỉnh DHNTB diện tích xuống giống đạt 165 ngàn ha, năng suất đạt 57,9 tạ/ha, sản lượng đạt 955 ngàn tấn, vượt 17 ngàn tấn; Các tỉnh TN diện tích xuống giống đạt 6 ngàn ha, NS đạt 45,5 tạ/ha, SL đạt 28 ngàn tấn; các tỉnh ĐNB diện tích lúa đạt 146 ngàn ha, NS đạt 50 ngàn tấn, SL đạt 731 ngàn tấn, vượt so với năm 2011 khoảng 5 ngàn tấn.
Vụ mùa 2012, diện tích lúa cả nước đạt 1.735 ha, NSTB đạt 47,3 tạ/ha, SL đạt 8.198 ha, vượt 48 ngàn ha so với năm 2011; trong đó các tỉnh phía Bắc diện tích lúa đạt 1.176 ngàn ha, NS đạt 49,2 tạ/ha, SL đạt 5.790 ngàn tấn, giảm 43 ngàn tấn so với vụ mùa năm 2011; nguyên nhân do DT lúa giảm 17 ngàn ha so với năm 2011 và một số tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình... bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 8; diện tích bị thiệt hại từ 30 đến 70% là 27.616 ha, trong đó có 8.034 ha lúa phản ứng ánh sáng (lúa còn xanh) và 18.182 ha lúa đến kỳ thu hoạch nhưng chưa thu hoạch kịp; 1,400ha lúa đến kỳ thu hoạch bị thiệt hại trên 70%.
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ hè thu, vụ mùa 2011-2012
(DT: nghìn ha, NS: tạ/ha, SL: nghìn tấn)

Vùng
Năm 2011
Năm 2012
Tăng so với năm 2011
DT
NS
SL
DT
NS
SL
DT
NS
SL
Vụ Hè Thu
2,139
52.2
11,155
2,174
54.2
11,784
35
2.0
629
Phía Bắc
167
46.5
775
173
46.8
807
6
0.3
33
Phía Nam
1,972
52.6
10,380
2,001
54.8
10,977
29
2.2
597
DHNTB
165
56.9
939
165
57.9
955
0
1.0
17
TN
6
45.2
28
6
45.5
28
0
0.3
0
ĐNB
146
49.7
726
146
50.0
731
0
0.3
5
ĐBSCL
1,655
52.5
8,687
1,684
 55.0
9,262
29
2.5
575
Vụ Mùa
1,755
46.5
8,150
1,735
47.3
8,198
-20
0.8
48
Phía Bắc
1,193
48.9
5,833
1,176
49.2
5,790
-17
0.3
-43
ĐBSH
578
55.1
3,186
572
54.5
3,115
-7
-0.6
-71
TDMNPB
429
43.2
1,854
426
43.8
1,867
-3
0.6
13
BTB
185
42.8
793
178
45.4
808
-7
2.6
15
Phía Nam
562
41.2
2,317
559
43.1
2,408
-3
1.8
91
DHNTB
47
35.0
165
47
38.5
181
0
3.5
16
TN
140
44.5
623
138
45.0
621
-2
0.5
-2
ĐNB
174
44.0
766
174
44.0
766
0
-
0
ĐBSCL
201
38.0
764
200
42.0
840
-1
4.0
76
Diện tích lúa lai các tỉnh phía Bắc đạt 260 ngàn ha chiếm 19,3% diện tích lúa HT, lúa mùa; trong đó các tỉnh ĐBSH đạt 73 ngàn ha (12,9%), TDMNPB đạt 118 ngàn ha (27,7%) và BTB đạt 69 ngàn ha (19,7%).
1.3. Kết quả sản xuất lúa vụ Thu đông
Vụ Thu đông các tỉnh ĐBSCL xuống giống đạt 730 ha, năng suất đạt 48 tạ/ha, sản lượng đạt 3.504 ngàn tấn, vượt 275 ngàn tấn so với vụ Thu đông năm 2011.
2. Vùng sản xuất gạo hàng hóa tập trung:
Cả nước ta có 2 vùng sản xuất lúa gạo tập trung lớn đó là vùng ĐBSLC và vùng ĐBSH.
- Vùng ĐBSCL là vùng sản suất lúa gạo hàng hóa chính, sản lượng lúa hàng năm chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa của cả nước, có lượng gạo xuất khẩu chiếm khoảng 90% tổng lượng gạo xuất khẩu trên cả nước; tỷ lệ diện tích gieo cấy giống lúa đặc sản khoảng 10%, diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao khoảng 60% và có khoảng 30% diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng trung bình và thấp.
- Vùng ĐBSH tổng sản lượng lúa hàng năm chiếm từ 15-16% sản lượng lúa cả nước; tỷ lệ diện tích gieo cấy giống lúa đặc sản khoảng 5%, diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao khoảng 30% và có khoảng 65% diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng trung bình và thấp
3. Một số biện pháp kỹ thuật ứng dụng trong canh tác lúa:
- Chương trình IPM.
- Chương trình bón phân theo bảng so màu lá lúa
- Chương trình 3 giảm 3 tăng.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: giải pháp gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng để phòng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Chương trình 1 phải 5 giảm
- Kỹ thuật sạ lúa theo hàng.
- Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
II. CÂN ĐỐI CUNG CẦU, THU MUA TẠM TRỮ LÚA GẠO
1. Cân đối cung cầu
Đơn vị: triệu tấn lúa, gạo

Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
KH 2013
Tổng sản lượng lúa (lúa)
40,0
42,3
42,8
42,89
Nhu cầu tiêu dùng nội địa (lúa)
27,7
27,52
27,5
27,6
Cân đối cung cầu (gạo)
6,2
7,4
7,7
7,6
TK của DN năm trước chuyển sang (gạo)
1,45
0,8
1,1
Số lượng gạo xuất khẩu (gạo)
6,89
7,1
Đến 25/10 XK: 6,24
2. Kết quả thu mua tạm trữ
- Về lượng mua tạm trữ: Cả hai đợt mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân và Hè Thu đều vượt so với kế hoạch và chỉ tiêu đề ra:
+ Vụ Đông Xuân: đã mua tạm trữ 1,205 triệu tấn quy gạo, đạt 120,6% kế hoạch.
+ Vụ Hè Thu: đã mua tạm trữ được 568.235 tấn qui gạo, đạt 113,64% kế hoạch.
- Về giá: Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam về giá mua bình quân tại các doanh nghiệp:
+ Vụ Đông Xuân: Giá mua lúa khô (50404): 5.200 - 5.300 đ/kg; gạo nguyên liệu có độ ẩm dưới 16% (gạo lức 50404) giá mua: 6.750 - 6.850 đ/kg. Như vậy, theo thông báo của Bộ Tài chính, với giá thành sản xuất lúa bình quân vụ Đông Xuân khoảng 3.200 - 3.300 đ/kg (lúa 50404), thì giá mua nêu trên, chênh lệch giá trên 30% so với giá thành sản xuất.
+ Vụ Hè Thu: Giá mua lúa khô bình quân: 5.600 - 5.700 đ/kg; gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm giá mua: 7.350 - 7.450 đ/kg. So với trước khi có chủ trương mua gạo tạm trữ, giá thóc tăng 400 - 500 đ/kg, giá gạo nguyên liệu tăng 550 đ/kg thậm chí có lúc tăng 700-1.000 đ/kg (giá thóc, gạo vào thời điểm này trong nước tăng cao còn do ảnh hưởng của giá xuất khẩu gạo thế giới tăng cao). Theo thông báo của Bộ Tài chính, với giá thành sản xuất lúa bình quân vụ Hè Thu khoảng 3.993 đ/kg thì với giá thóc gạo mua như trên, mức chênh lệch giá trên 50% thậm chí 70-80% so với giá thành sản xuất.
III. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
1. Về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
- Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
- Định hướng chiến lược phát triển Thủy lợi Việt Nam;
- Theo phân công của Chính phủ, Bộ đã xây dựng và tổ chức phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đảm bảo VSATTP đến năm 2015, định hướng đến năm 2030 ...
2. Về Qui hoạch và xây dựng Nghị định về chính sách quản lý đất lúa
- Bộ đã hoàn thiện dự án Quy hoạch đất lúa trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ ngành, địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch đất lúa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
- Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách bảo vệ và quản lý đất lúa.
3. Các chính sách khác
- Qui hoạch hệ thống kho dự trữ 4 triệu tấn lúa tại vùng ĐBSCL;
- Triển khai thực hiện Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao đáp ứng cho sản xuất (Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009);
- Triển khai thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, lấy ý kiến của các Bộ ngành, trình Chính phủ ban hành Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản...
Theo phân công, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành xây dựng dự thảo Quy chuẩn kho chứa lúa, gạo. Hiện nay, dự thảo đã được gửi sang Bộ Khoa học và Công nghệ và sẽ sớm ban hành.
5. Đề xuất phương hướng, giải pháp liên quan đến xây dựng, tổ chức thực hiện qui hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Có thể nói rằng, Việt Nam từ khi tham gia xuất khẩu gạo năm 1989 và nhất là sau khi Nhà nước bỏ giấy phép xuất khẩu gạo đến nay, việc xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu gạo được hình thành một cách tự phát mà không có sự qui hoạch, định hướng nên đã tạo ra một bức tranh quá “nhiều màu sắc” của hoạt động xuất khẩu gạo và thương nhân xuất khẩu gạo hiện nay ở nước ta:
- Số lượng doanh nghiệp, số lượng thương nhân tham gia xuất khẩu gạo quá lớn (khoảng 200 doanh nghiệp) thường tạo nên sự tranh mua, tranh bán không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, số doanh nghiệp - thương nhân xuất khẩu gạo này đã phân bố có nơi (vùng, tỉnh) quá nhiều, có nơi lại rất ít, hoặc phân bố không phù hợp với vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa của từng địa phương.
- Đa số các doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu gạo hiện nay có cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đủ điều kiện về vệ sinh ATTP. Quy trình công nghệ, quy trình sản xuất chế biến gạo không khép kín gây lãng phí, thất thoát lớn trong quá trình chế biến. Phần lớn các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu hiện nay nguyên liệu đầu vào là gạo lật (gạo lức); Công đoạn bóc vỏ do cơ sở xay xát nhỏ khác thực hiện.
- Gạo thành phẩm sản xuất ra không có nguồn gốc xuất xứ, trong một lô hàng lẫn nhiều loại gạo khác nhau...
Vì vậy việc quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo hiện nay là thật sự cần thiết để thiết lập lại hoạt động xuất khẩu gạo, đồng thời thiết lập lại hệ thống cơ sở sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu hiện nay ở nước ta. Nhưng đây là vấn đề lớn cần có đề án nghiên cứu và dự án điều tra về thực trạng thương nhân xuất khẩu gạo Việt Nam để từ đó qui hoạch, hoạch định về hoạt động xuất khẩu gạo, thương nhân xuất khẩu gạo Việt Nam cho những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, về qui hoạch thương nhân xuất khẩu gạo Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất một số kiến nghị như sau:
a) Cần quy định tiêu chuẩn thương nhân xuất khẩu gạo, có các tiêu thức:
+ Vốn chủ sở hữu sử dụng kinh doanh lúa, gạo tối thiểu (chẳng hạn tương đương 25 - 30 triệu USD);
+ Cơ sở vật chất:
* tích lượng kho chứa thóc (kèm theo máy sấy thóc)
* tích lượng kho chứa gạo
* công suất máy xay xát thóc, gạo liên hoàn
+ Hệ thống kho tàng, thiết bị máy móc bảo đảm điều kiện VSATTP
b) Cơ sở sản xuất chế biến gạo xuất khẩu của thương nhân phải gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa. Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Nghị định số 109/2010/NĐ-CP theo hướng bổ sung điều kiện các doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu gạo phải là các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất, tiêu thụ theo phương thức “Cánh đồng mẫu lớn” hoặc doanh nghiệp có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo trực tiếp của nông dân (tổ hợp tác, HTX) mới được tham gia xuất khẩu, theo lộ trình năm 2013, ít nhất 15% lượng gạo xuất khẩu, 30% năm 2014 và 50% sau năm 2015. Đồng thời quy định gạo xuất khẩu phải có nguồn gốc xuất xứ.
c) Nghiên cứu cơ chế quản lý hệ thống thương lái thu mua lúa, gạo theo hướng chuyên nghiệp, có đăng ký kinh doanh, thương lái ký hợp đồng với nông dân sản xuất trên cơ sở hợp đồng ký với doanh nghiệp xuất khẩu về chủng loại giống, chất lượng lúa... và có thể các thương lái cũng được hưởng các chính sách hỗ trợ như doanh nghiệp.
d) Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Công Thương nêu rõ mốc thời gian lấy thông tin, số liệu phục vụ xây dựng Quy hoạch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin gửi ý kiến để quý Bộ tổng hợp./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- Thứ trưởng Bùi Bá Bổng;
- Lưu VT, CB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Nguyễn Thị Xuân Thu
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất