Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2959/BCT-QLCT của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép hình chữ H
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2959/BCT-QLCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2959/BCT-QLCT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 11/04/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo |
tải Công văn 2959/BCT-QLCT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2959/BCT-QLCT | Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2017 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Ngày 21 tháng 3 năm 2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 957/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) (mã vụ việc AD03).
Sau khi Quyết định 957/QĐ-BCT được ban hành, đã có rất nhiều các công ty nhập khẩu các sản phẩm thép hình nêu ý kiến về việc cần có hướng dẫn phân biệt thép hình chữ H và thép hình chữ I khi làm thủ tục thông quan hải quan do hai sản phẩm này có nhiều đặc điểm tương đồng về hình dạng và dễ bị nhầm lẫn.
Vì vậy, để đảm bảo việc thực thi hiệu quả biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn các chi cục Hải quan địa phương căn cứ tiêu chuẩn quốc gia về thép hình (TCVN) để phân biệt thép hình H và thép hình I khi làm thủ tục thông quan đối với mặt hàng thép hình chữ H thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Cùng với Công văn này, Bộ Công Thương gửi kèm theo các tài liệu để cơ quan Hải quan tham khảo, cụ thể:
(i) Phụ lục: Một số yếu tố phân biệt thép hình chữ H và chữ I (tham khảo);
(ii) TCVN 7571-16:2017 - Thép hình cán nóng - Phần 16: Thép chữ H - Xuất bản lần 2; và
(iii) TCVN 7571-15: 2006 - Thép hình cán nóng - Phần 15: Thép chữ I - Kích thước và đặc tính mặt cắt.
Trân trọng cám ơn sự phối hợp của quý Tổng cục./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
MỘT SỐ YẾU TỐ PHÂN BIỆT THÉP HÌNH CHỮ I VÀ CHỮ H
| Thép hình I | Thép hình H |
Mặt cắt | ||
Đặc điểm | - Mặt trong của cạnh trên và cạnh dưới có độ dốc1 - Cạnh phía trong dầy hơn cạnh phía ngoài - Mép phía ngoài của cạnh trên và dưới hình cong. | - Cạnh phía trong và cạnh phía ngoài có cùng độ dầy; - Mép phía ngoài của cạnh trên và cạnh dưới hình vuông. |
Ứng dụng | - Sử dụng trong máy móc - Ứng dụng trong làm đường ray - Sử dụng làm các cột chống hỗ trợ trong các công trình hầm mỏ - Thép hình chữ I không thể sử dụng được trong hầu hết các ứng dụng trong công trình xây dựng như thép hình chữ H | - Cột và dầm cho các công trình kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và kỹ thuật công trình, các dự án xây dựng, dầm cho container hay xe tải, sàn thép và khung gầm |
Mã HS | - Carbon: 7216.32.00 - Hợp kim: 7228.70.10 và 7228.70.90 | - Carbon: 7216.33.00 - Hợp kim: 7228.70.10 và 7228.70.90 |
_______________
1 Độ dốc được quy định khác nhau theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
- IBN Beam-EN Standard DIN1025-1 1995: Mặt trong của cạnh trên và cạnh dưới có độ dốc là 14%
- ASTM A6/A6M-12: Mặt trong của cạnh trên và cạnh dưới có độ dốc là 16 2/3 %