Công văn 13196/BCT-XNK của Bộ Công Thương về việc điều hành thị trường đường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 13196/BCT-XNK

Công văn 13196/BCT-XNK của Bộ Công Thương về việc điều hành thị trường đường
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13196/BCT-XNKNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thành Biên
Ngày ban hành:29/12/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 13196/BCT-XNK
V/v điều hành thị trường đường

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2009

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành thị trường đường như sau:

1. Về cơ chế quản lý nhập khẩu đường: Theo quy định của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, từ năm 2006 đến nay, đường là một trong những mặt hàng quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan (HNTQ).

- Nhập khẩu trong HNTQ thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương, cấp cho thương nhân trực tiếp phục vụ sản xuất. Thuế suất năm 2009 trong HNTQ nếu nhập từ các nước ASEAN, có C/O form D được hưởng thuế CEPT là 10% (năm 2010 giảm còn 5%). Thuế suất trong HNTQ từ các nước tối huệ quốc (MFN) là 28% (đối với đường thô) và 40% (đối với đường trắng).

- Nhập khẩu ngoài HNTQ: thương nhân được nhập khẩu theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, không cần có giấy phép của Bộ Công Thương. Thuế suất thuế nhập khẩu MFN ngoài hạn ngạch hiện nay là 80% (đối với đường thô) và 94% (đối với đường trắng).

2. Tình hình thị trường và điều hành nhập khẩu đường năm 2009: Những năm trước đây, sản xuất đường trong nước về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, giá thế giới tương đối ổn định. Ngoài tình trạng nhập lậu đường qua các cửa khẩu dọc biên giới Tây Nam, thị trường đường nhìn chung không có vấn đề gì lớn, giá cả không biến động nhiều. Sang năm 2009, thị trường đường diễn biến phức tạp, sản lượng sản xuất trong nước giảm trên 20% so với năm 2008 (khoảng trên 200.000 tấn). Giá đường thế giới tăng cao, đặc biệt tăng nhanh từ tháng 4-5 năm 2009 và đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua, có thời điểm lên tới 650 USD/tấn (mức bình quân những năm trước khoảng 300-400 USD/Tấn). Giá bán đường trong nước tăng cao, đến cuối tháng 11 đã lên khoảng 16.000 - 17.500 đ/kg, tăng 70-90% so với đầu năm (giá khoảng 8.000 - 8.500 đ/kg) và 80-90% so với cùng kỳ năm 2008. Giá bán lẻ trên thị trường có thời điểm đạt trên dưới 19.000 đ/kg. Các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn về nguồn cung đường, giá thành sản xuất tăng do lượng nhập khẩu theo HNTQ rất hạn chế, việc nhập khẩu ngoài HNTQ không khả thi do phải chịu mức thuế rất cao.

Theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP và nguyên tắc của WTO, hàng năm Bộ Công Thương công bố lượng HNTQ (bảo đảm tăng tối thiểu 5%/năm) và phương thức phân giao hạn ngạch sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lượng HNTQ được Bộ Công Thương công bố đầu nằm 2009 sau khi thống nhất với các Bộ là 61.000 tấn (tăng 5% so với lượng 58.000 tấn của năm 2008). Trước biến động phức tạp của thị trường đường, bắt đầu từ tháng 5 năm 2009 Bộ Công Thương đã nhiều lần chủ động có văn bản (công văn số 4212/BCT-XNK ngày 12 tháng 5 năm 2009 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công văn số 5862/BCT-XNK ngày 22 tháng 6 năm 2009 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính) và mời họp để trực tiếp trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính về yêu cầu bổ sung thêm HNTQ nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên, để bảo hộ ngành sản xuất mía đường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cân nhắc rất thận trọng và đến cuối tháng 6 năm 2009 mới thống nhất để Bộ Công Thương công bố bổ sung HNTQ lần thứ nhất thêm 40.000 tấn (công văn số 1853/BNN-CB ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Sang tháng 9, trong bối cảnh nguồn cung đường trong nước khan hiếm, giá tăng cao, một số doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sử dụng nhiều đường đề nghị được nhập khẩu bổ sung để bảo đảm nguyên liệu phục vụ sản xuất và bình ổn giá sản phẩm, Bộ Công Thương tiếp tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung thêm lượng HNTQ năm 2009 (công văn số 9574/BCT-XNK ngày 28 tháng 9 năm 2009 gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và đến tháng 10, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất bổ sung lần thứ hai thêm 10.000 tấn (công văn số 3196/BNN-CB ngày 05 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Như vậy tổng lượng đường nhập khẩu theo HNTQ cả năm là 111.000 tấn và dự kiến đến cuối năm 2009, các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhập khẩu hết số lượng 111.000 tấn đường này.

Về đối tượng phân giao HNTQ đường: Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, HNTQ nhập khẩu được phân giao cho thương nhân nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất (end user). Từ năm 2006 đến nay, các Bộ thống nhất chỉ phân giao HNTQ cho các thương nhân sử dụng đường làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác (sữa, bánh kẹo, nước giải khát...), không phân giao HNTQ cho nhà máy đường nhập khẩu đường thô để tinh luyện.

Tuy nhiên, trong năm 2009 khi tình hình thị trường đường căng thẳng, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã phân giao 10.000 tấn đường thô (trong 40.000 tấn bổ sung lượng HNTQ lần thứ hai) cho Công ty CP Đường Biên Hoà nhập khẩu để tinh luyện và cung cấp cho các đơn vị sản xuất có nhu cầu dùng đường chất lượng cao.

Việc công bố và phân giao HNTQ nhập khẩu đường năm 2009 nhiều lần (3 lần) với số lượng rất hạn chế, thấp hơn so với nhu cầu trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, không tập trung và giá cả tăng cao đã gây phản ứng và bức xúc từ các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất lớn.

3. Tình hình thị trường đường và điều hành năm 2010:

Sản lượng đường thế giới vụ 2009 - 2010 được dự báo không cao do thời tiết không thuận lợi, thiếu hụt cung toàn cầu khoảng 6 triệu tấn. ấn Độ là nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới có kế hoạch nhập khẩu thêm 2 triệu tấn đường do mưa nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng mía và sản lượng vụ tới. Do đó, giá đường thế giới nhiều khả năng tiếp tục vững ở mức cao. Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng đường vụ mía đường 2009-2010 của Việt Nam dự báo khoảng 1 triệu tấn (nhu cầu sử dụng 1,3 - 1,4 triệu tấn/năm). Hiện nay, tuy đã vào vụ sản xuất mía đường 2009 - 2010 nhưng do nguồn nguyên liệu mía thiếu hụt, chất lượng thấp, hậu quả của bão lũ với các tỉnh miền Trung khá nặng nề nên sản lượng đường vụ 2009 - 2010 dự báo sẽ không cao, ảnh hưởng đến nguồn cung đường cho thị trường, giá bán đường trong nước vẫn đang duy trì ở mức rất cao. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu đường theo HNTQ (có thuế suất thấp) để góp phần bình ổn giá cả thời điểm cuối năm 2009 và đầu năm 2010.

Ngày 9 tháng 12 năm 2009, Bộ Công Thương đã chủ trì họp bàn với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về việc xác định lượng HNTQ đường và nguyên tắc điều hành năm 2010 với mục tiêu xác định chính xác lượng đường thiếu hụt cần nhập khẩu cả năm 2010 để có thể công bố và phân giao 1 lần ngay từ đầu năm cho các doanh nghiệp chủ động kế hoạch bảo đảm nguồn cung nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng sản xuất vụ 2009 - 2010 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết, sâu bệnh và thiệt hại mùa màng do bão lũ ở miền Trung nên chưa thể đánh giá được đầy đủ và chính xác. Dự báo sản lượng đường vụ 2009 - 2010 đạt khoảng 1 triệu tấn và lượng thiếu hụt cần nhập khẩu khoảng 300.000 tấn.

Vì vậy, các Bộ đã thống nhất phương án, trước mắt Bộ Công Thương công bố lượng HNTQ đường là 150.000 tấn (khoảng 50% lượng thiếu) và chỉ phân giao HNTQ đường cho các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm khác. Để bảo đảm tính công bằng, hợp lý hơn khi phân giao HNTQ nhập khẩu, Bộ Công Thương điều tra nắm lại nhu cầu đường phục vụ sản xuất công nghiệp và cơ cấu nguồn cung của từng doanh nghiệp trong những năm qua. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khảo sát nắm lại tình hình hoạt động của các nhà máy đường. Trên cơ sở đó 2 Bộ sẽ xem xét quyết định việc công bố bổ sung lượng HNTQ (phần thiếu còn lại) và phân giao thêm cho các doanh nghiệp sản xuất. Phương án đấu thầu hạn ngạch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cũng đã được thảo luận tại cuộc họp nhưng không thể áp dụng vì không phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam (HNTQ được phân giao theo kết quả nhập khẩu, cho người sử dụng cuối cùng và Nhà nước không được thu bổ sung bất kỳ khoản phí nào ngoài các loại thuế theo Luật định).

4. Kiến nghị:

Theo ý kiến Bộ Công Thương, việc phối hợp điều hành thị trường đường năm 2009 của các Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính chưa tốt do thông tin đánh giá cung cầu, sản xuất trong nước chưa thật chính xác, quan điểm bảo hộ sản xuất mía đường chưa thật hợp lý đã gây khó khăn cho sản xuất công nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Để khắc phục tình trạng này, bảo đảm bình ổn thị trường đường và bảo đảm đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất, Bộ Công thương xin báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ như sau:

- Để kịp thời phân giao HNTQ cho các doanh nghiệp sản xuất, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư công bố lượng HNTQ nhập khẩu đường năm 2010 là 150.000 tấn đường tinh, đường thô (Thông tư số 37/2009/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2009 quy định việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2010) và sẽ phân giao cho các thương nhân nhập khẩu để trực tiếp phục vụ sản xuất các sản phẩm khác (chưa cấp cho các nhà máy đường). Thương nhân được chủ động tính toán, nhập khẩu loại đường phù hợp hiệu quả để phục vụ sản xuất (có thể nhập khẩu đường trắng để trực tiếp sử dụng hoặc nhập khẩu đường thô để gia công tại các nhà máy đường và nhận lại đường tinh chế nếu tính toán có lợi).

- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đánh giá chính thức cân đối cung cầu đường năm 2010. Trên cơ sở đó Bộ Công thương công bố bổ sung lượng HNTQ nhập khẩu đường năm 2010 (phần thiếu còn lại ngoài số lượng 150.000 tấn đã công bố) và phân giao bổ sung cho các doanh nghiệp sản xuất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đánh giá cân đối cung cầu chính xác để bảo đảm bình ổn thị trường, tránh tình trạng thiếu nguồn và sốt giá.

- Về đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân giao 50.000 tấn trong tổng lượng 150.000 tấn HNTQ năm 2010 cho các nhà máy đường nêu tại công văn số 4157/BNN-CB ngày 15 tháng 12 năm 2009, Bộ Công Thương đề nghị chờ kết quả khảo sát các nhà máy đường theo thỏa thuận của lãnh đạo Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính tại cuộc họp ngày 9 tháng 12 năm 2009. Tuy nhiên, theo ý kiến Bộ Công Thương không nên thực hiện vì (i) các nhà máy đường cần tập trung sử dụng mía nguyên liệu trong nước, tránh tình trạng đường thô nhập khẩu tác động ảnh hưởng xấu đến giá mua mía của nông dân; (ii) không phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam (iii) tập trung nguồn đường nhập khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất chủ động bảo đảm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu thay thế hàng nhập khẩu.

Bộ Công Thương xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét có ý kiến chỉ đạo.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Biên

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi