Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BTC 2020 hợp nhất Thông tư phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ

thuộc tính Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BTC

Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BTC năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành hợp nhất Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Số hiệu:15/VBHN-BTC
Ngày ký xác thực:18/02/2020
Loại văn bản:Văn bản hợp nhất
Cơ quan hợp nhất: Bộ Tài chính
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Người ký:Vũ Thị Mai
Số công báo:Đang cập nhật
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết


 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________

 

THÔNG TƯ[1]

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
__________________________

Thông tư số 205/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 06/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2020.

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.[2]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mức thu, miễn, giảm, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với người thăm quan, tổ chức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Điều 2. Người nộp phí

Người thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phải nộp phí thăm quan theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là tổ chức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Điều 4. Mức thu phí[3]

Mức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam quy định như sau:

1. Đối với người lớn: 40.000 đồng/người/lượt.

2. Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 20.000 đồng/người/lượt.

3. Đối với trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 10.000 đồng/người/lượt.

4. Sinh viên, học sinh, học viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

Trẻ em quy định tại khoản 3 Điều này là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người thuộc nhóm tuổi này thì phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác chứng minh là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Điều 5. Các đối tượng được miễn, giảm phí

1. Miễn phí tham quan đối với các trường hợp sau:

a) Đại biểu, khách mời của cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

b) Trẻ em dưới 6 tuổi.

c) Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ.

2. Giảm 50% mức phí thăm quan đối với các trường hợp sau:

a) Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

b) Người cao tuổi theo quy định tại Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ.

c) Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ.

3. Trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người cao tuổi hoặc người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Điều 6. Kê khai, thu, nộp phí

1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 7. Quản lý và sử dụng phí

Tổ chức thu phí được trích 90% số tiền phí thu được để trang trải cho các nội dung chi theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 10% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 8. Tổ chức thực hiện[4]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017; thay thế Thông tư số 200/2010/TT-BTC ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

 BỘ TÀI CHÍNH
________

Số: 15/VBHN-BTC

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2020

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

 


[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

- Thông tư số 205/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

- Thông tư số 06/2020/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2020 (Sau đây gọi là Thông tư số 06/2020/TT-BTC).

Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư nêu trên.

[2] Thông tư số 06/2020/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 06/2020/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2020.

[4] Điều 2 Thông tư số 06/2020/TT-BTC quy định như sau:

Điều 2 Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2020.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.”

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản tiếng Anh đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT năm 2024 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào

Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Ngoại giao

văn bản mới nhất