Dự thảo Nghị định quy định về chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Tài chínhTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thù lao Hòa giải viên tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Số: /2020/NĐ-CP

DỰ THẢO

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án

 

Căn cứ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 16 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thù lao Hòa giải viên tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tòa án nhân dân, Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Điều 3. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là những chi phí cần thiết cơ bản cho việc hòa giải tranh chấp bao gồm: chi thù lao cho Hòa giải viên tại Tòa án, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án và các chi phí quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này (nếu có).

2. Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, tiền ăn, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên (nếu có); chi phí thuê địa điểm và chi phí khác phục vụ việc hòa giải, đối thoại (nếu có).

3. Chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại có trụ sở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, chi tiền ăn, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên (nếu có); chi phí thuê trang thiết bị, máy móc (nếu có) phục vụ xem xét hiện trạng tài sản.

4. Chi phiên dịch tiếng nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: chi phí thuê phiên dịch và các thiết bị cần thiết (nếu có) từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại.

Điều 4. Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Mức thu cho việc chi hỗ trợ thù lao cho Hòa giải viên tại Tòa án và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là 2.000.000 đồng.

2. Mức thu cho chi phí đi lại, tiền ăn, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên khi khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này hoặc khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại có trụ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định này được xác định theo chế độ công tác phí trong nước đối với cán bộ, công chức theo quy định.

3. Mức thu chi phí thuê phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này được xác định theo quy định về chi phiên dịch đối với chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế hiện hành.

Điều 5. Nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này theo tỷ lệ do các bên thỏa thuận trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này theo tỷ lệ do các bên thỏa thuận.

3. Bên đề nghị Hòa giải viên tiến hành các hoạt động làm phát sinh các khoản chi phí theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định này có nghĩa vụ nộp các chi phí này.

4. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án không thu mà các bên tự thỏa thuận, chi trả các khoản chi phí theo hóa đơn, chứng từ thực tế khi phát sinh các khoản chi phí sau: chi phí thuê địa điểm và chi phí khác phục vụ việc hòa giải, đối thoại (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 3; chi phí thuê trang thiết bị, máy móc (nếu có) phục vụ xem xét hiện trạng tài sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 3; chi phí thuê các thiết bị cần thiết khi phiên dịch tiếng nước ngoài (nếu có).

Điều 6. Cơ quan thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án là tổ chức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Điều 7. Thu, nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại thông báo cho các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch có nghĩa vụ nộp 2.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này trước phiên hòa giải, đối thoại đầu tiên.

2. Khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án nếu phát sinh chi phí đi lại, tiền ăn, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên: Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định này để xác định mức thu và thông báo cho các bên tham gia hòa giải, đối thoại nộp chi phí trước khi tới địa điểm hòa giải, đối thoại do các bên thống nhất lựa chọn.

3. Khi các bên đề nghị Hòa giải viên tiến hành các hoạt động làm phát sinh các khoản chi phí theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định này: Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại căn cứ Khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định này để xác định mức thu và thông báo cho người có nghĩa vụ nộp theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 nộp chi phí trước khi tiến hành các hoạt động đó.

4. Khi thông báo cho các bên về việc thu, nộp chi phí hòa giải, đối thoại, Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại thông báo rõ mức thu, thời hạn và hình thức thu (nộp vào tài khoản tiền gửi của Tòa án tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch hoặc nộp tiền mặt tại Tòa án).

Điều 8. Xử lý chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Tại phiên ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành hoặc ngay khi chấm dứt hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Tòa án phải tổng kết việc thu, chi các chi phí hòa giải, đối thoại để thông báo cho các bên biết hoặc nhận phần chi phí còn lại.

2. Đối với tranh chấp kinh doanh, thương mại có giá ngạch được hòa giải thành, đối thoại thành: Chi phí đã nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này được Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại sử dụng để chi trả thù lao cho Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

3. Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch chấm dứt hòa giải theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì chi phí đã nộp theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này được đối trừ vào tạm ứng án phí khi xem xét thụ lý vụ án sau khi trừ chi phí thù lao hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án nếu đã tiến hành hòa giải.

4. Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch chấm dứt hòa giải theo quy định tại Khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì chi phí đã nộp được trả lại cho người đã nộp sau khi trừ chi phí thù lao hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án nếu đã tiến hành hòa giải hoặc trả lại cho người đã nộp nếu chưa tiến hành hòa giải.

5. Các chi phí các bên tham gia hòa giải, đối thoại đã nộp theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Nghị định này mà chưa thực hiện hoạt động làm phát sinh chi phí đó thì được trả lại cho người đã nộp.

Điều 9. Thù lao Hòa giải viên

1. Hòa giải viên được trả thù lao khoán theo từng vụ việc.

2. Mức thù lao Hòa giải viên

a) Hòa giải viên được trả thù lao tối đa 1.500.000 đồng đối với 01 vụ việc được hòa giải thành, đối thoại thành;

b) Hòa giải viên được trả thù lao tối đa 500.000 đồng đối với 01 vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án nếu đã tiến hành hòa giả;

c) Tùy vào tính chất phức tạp của từng vụ việc, Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại quyết định mức chi thù lao cho hòa giải viên theo từng vụ việc cụ thể đảm bảo không vượt mức chi tối đa theo quy định tại Nghị định này.

3. Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại tiến hành chi trả thù lao cho Hòa giải viên sau khi vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Điều 10. Quản lý và sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do các bên tham gia hòa giải, đối thoại nộp theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 7 Nghị định này được sử dụng để chi trả các khoản chi phí phục vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Tòa án nhân dân nơi giải quyết vụ việc được điều hòa chi phí giữa các vụ hòa giải, đối thoại tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch; đảm bảo nguyên tắc tổng thu chi phí hòa giải, đối thoại bù đắp các chi phí phục vụ việc hòa giải, đối thoại tại trụ sở của Tòa án; ngân sách nhà nước không cấp bổ sung.

3. Trường hợp các khoản thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án sau khi đã chi trả các khoản chi phí phục vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại Nghị định này, cuối năm nếu còn dư thì được chuyển sang năm sau để sử dụng cho hoạt động tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên.

4. Tòa án nhân dân nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải mở sổ ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo đúng quy định.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

Nguyễn Xuân Phúc

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi