Công văn 972/TCT-CS 2020 của Tổng cục Thuế về thuế giá trị gia tăng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 972/TCT-CS
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 972/TCT-CS |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Thế Mạnh |
Ngày ban hành: | 09/03/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 972/TCT-CS
BỘ TÀI CHÍNH Số: 972/TCT-CS | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2020 |
Kính gửi:
- Công ty TNHH MTV VITACO Sài Gòn;
(số 155 Hai Bà Trưng, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh)
- Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 124/VITACOSG-CV ngày 11/11/2019 của Công ty TNHH MTV Vitaco Sài Gòn (Vitaco Sài Gòn) về thuế GTGT đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất (TNTX) bán cho tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế và tàu biển nước ngoài (tàu biển chạy tuyến quốc tế). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về chính sách thuế GTGT đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất của Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Xăng dầu Minh Châu (Minh Châu) mua từ Công ty Vitaco Sài Gòn để bán cho tàu biển chạy tuyến quốc tế, Tổng cục Thuế có các văn bản hướng dẫn như sau:
- Công văn số 3949/TCT-CS ngày 30/08/2016 trả lời Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về chính sách thuế đối với hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu của Công ty Minh Châu.
- Công văn số 5085/TCT-CS ngày 13/12/2018 trả lời Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về việc truy thu thuế GTGT đối với mặt hàng xăng dầu tạm nhập tái xuất mua bán giữa Công ty Vitaco Sài Gòn và Công ty Minh Châu.
- Công văn số 4586/TCT-DNL ngày 08/11/2019 trả lời Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Vitaco Sài Gòn về chính sách thuế GTGT đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất.
2. Nay theo báo cáo của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 2445/CT-KT1 ngày 21/3/2019 và kiến nghị của Công ty VITACO Sài Gòn tại công văn số 124/VITACOSG-CV thì:
Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 3 kiểm tra xác minh tờ khai hải quan đối với toàn bộ lô hàng trong thời kỳ thanh tra (công văn số 1050/KV3-ĐTTXD ngày 11/05/2018 của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 3) và ghi nhận các nội dung (trong đó có nội dung mới) như sau:
- Công ty Vitaco Sài Gòn là công ty đại lý của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam theo quy định hiện hành.
- Công ty Minh Châu là công ty hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh, có chức năng cung ứng tàu biển.
- Hàng hóa là xăng dầu tạm nhập tái xuất của Công ty Vitaco Sài Gòn xuất bán cho Công ty Minh Châu kê khai doanh thu không chịu thuế và Công ty Minh Châu xuất bán cũng kê khai doanh thu không chịu thuế GTGT.
- Hàng hóa là xăng dầu thực chất đã được xuất khẩu, phục vụ cho các con tàu chạy tuyến quốc tế, không liên quan đến việc tiêu thụ trong lãnh thổ Việt Nam theo kết quả xác minh của Chi cục Hải quan.
Công ty VITACO Sài Gòn trình bày như sau: Trên giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Vitaco Sài Gòn và Công ty Minh Châu đều có ngành nghề kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển. Cùng một lô hàng khi tạm nhập tái xuất sẽ được chuyển từ người bán Petrolimex qua các Công ty đại lý tàu biển (Vitaco Sài Gòn, Minh Châu) đến tay người mua cuối cùng là tàu biển chạy tuyến quốc tế. Quan hệ mua bán hàng tạm nhập tái xuất xăng dầu giữa Vitaco Sài Gòn và Minh Châu chỉ là khâu trung gian thương mại trong chuỗi cung ứng nhiên liệu tạm nhập tái xuất cho tàu biển, là trung gian luân chuyển hóa đơn chứng từ và thu tiền về cho Petrolimex.
3. Về các quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu TNTX:
a) Tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính quy định đối tượng áp dụng thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu như sau:
“3. Thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không, dịch vụ cung ứng tàu biển hoặc thông qua công ty cung ứng tàu biển là đại lý của mình được cung ứng xăng dầu (bán) cho các đối tượng sau đây:
...3.2. Tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.”
b) Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính (hiệu lực ngày 25/11/2013) hướng dẫn đối tượng áp dụng thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu như sau:
“3. Thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, có ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không, dịch vụ cung ứng tàu biển thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để cung ứng (tái xuất) xăng dầu hoặc thông qua công ty cung ứng tàu biển có chức năng cung ứng tàu biển là đại lý của mình để cung ứng (tái xuất) xăng dầu cho các đối tượng sau đây:
...b) Tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế chạy tuyến quốc tế xuất cảnh và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.”
4. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13:
“Điều 18. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính
...3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và phải kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.”
5. Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11:
“Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;”
Căn cứ quy định trên:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế được ban hành Quyết định xử lý về thuế, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
- Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.
- Theo báo cáo của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 2445/CT-KT1 ngày 21/3/2019 và trình bày của Công ty VITACO Sài Gòn tại công văn số 124/VITACOSG-CV ngày 11/11/2019, Cục Thuế đã thanh tra tại Công ty Minh Châu, đã làm việc với Công ty VITACO Sài Gòn, đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn Khu vực 3 kiểm tra xác minh tờ khai hải quan đối với toàn bộ lô hàng trong thời kỳ thanh tra, do đó, đề nghị Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra rà soát tình hình thực tế để xử lý theo quy định của pháp luật thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nêu trên và chịu trách nhiệm về kết quả xử lý của Cục thuế.
Tổng cục Thuế có ý kiến để Công ty TNHH MTV VITACO Sài Gòn và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây