Công văn 61/BTC-CST thuế nhập khẩu linh kiện, xe nâng thành phẩm
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 61/BTC-CST
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 61/BTC-CST |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Trương Bá Tuấn |
Ngày ban hành: | 05/01/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 61/BTC-CST
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/BTC-CST | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: Công ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam
Bộ Tài chính nhận được Phiếu chuyển số 1891/PC-VPCP ngày 11/11/2020 của Văn phòng Chính phủ chuyển công văn số 82/2020/CMHVN-CN ngày 30/10/2020 của Công ty TNHH Clark Material Handling Việt Nam về một số đề xuất, kiến nghị về thuế nhập khẩu linh kiện, xe nâng thành phẩm ở Việt Nam. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về kiến nghị thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện để sản xuất xe nâng
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các mặt hàng linh kiện, phụ tùng, thiết bị và máy móc nguyên chiếc tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP) và các Nghị định của Chính phủ ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định trên cơ sở các nguyên tắc nêu tại Điều 10 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Theo đó, thiết bị, linh kiện, phụ tùng trong nước chưa sản xuất được thì quy định mức thuế suất bằng 0%. Đối với những thiết bị, linh kiện, phụ tùng trong nước đã sản xuất được hoặc chưa sản xuất được nhưng có định hướng khuyến khích đầu tư được quy định mức thuế suất phù hợp nhằm bảo hộ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất được các mặt hàng này. Nhìn chung, thuế suất thuế nhập khẩu của bộ phận, linh kiện, phụ tùng, thiết bị về cơ bản đã được quy định thấp hơn hoặc bàng mức thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc.
Theo quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, mặt hàng xe nâng thuộc nhóm 8427 có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Bộ phận chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho xe nâng thuộc phân nhóm 8431.2x có thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%. Đối với một số linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp xe nâng có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi từ 5%-25% do đây là các mặt hàng trong nước đã sản xuất được (ví dụ, ghế, màn hình hiển thị, ắc quy, hộp số...), hoặc thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên phát triển theo định hướng của Chính phủ (ví dụ, ắc quy, hộp số...). Mặt khác, các mặt hàng này không chỉ dùng để sản xuất, lắp ráp xe nâng mà còn sử dụng trong nhiều ngành sản xuất khác như lắp ráp, sản xuất ô tô, các sản phẩm cơ khí.... Thị trường nhập khẩu của các mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN, trong khi đó mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các nước/khối nước này hiện nay đã cắt giảm về bằng 0% hoặc ở mức thấp.
Theo đó, đề nghị Công ty thực hiện theo quy định hiện hành và tìm kiếm các thị trường nhập khẩu mặt hàng từ các nước/khu vực đã có ký kết về Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng nêu trên.
2. Về kiến nghị thuế suất thuế nhập khẩu xe nâng thành phẩm
Theo Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được không có mặt hàng xe nâng thuộc nhóm 8427. Tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các mặt hàng xe nâng thuộc nhóm 8427 (gồm xe tự hành chạy bằng mô tơ điện, mã hàng 8427.10.00; xe tự hành khác, mã hàng 8427.20.00; xe nâng hạ khác, mã hàng 8427.90.00) là 0%.
Theo thông tin được Công ty cung cấp, hiện năng lực sản xuất của 03 nhà máy đạt 6.000 xe/năm, từ tháng 9 năm 2019 Công ty đã sản xuất được khoảng 1.500 chiếc và bán cho hơn 90 quốc gia trên thế giới. Theo đó, đối với kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xe nâng thành phẩm, đề nghị Công ty trao đổi với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc bổ sung mặt hàng xe nâng vào danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền về kiến nghị điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xe nâng của Công ty trong thời gian tới, đảm bảo phù hợp với tình hình sản xuất, nhu cầu sử dụng trong nước và cam kết mà Việt Nam đã đưa ra trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, mặt hàng xe tự hành chạy bằng mô tơ điện, mã hàng 8427.10.00 và mặt hàng xe tự hành khác, mã hàng 8427.20.00, có mức thuế suất cam kết là 5%; mặt hàng xe nâng hạ khác, mã hàng 8427.90.00, có mức thuế suất cam kết là 0%.
Bộ Tài chính trả lời để Công ty được biết, thực hiện./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây