Công văn 59207/CT-TTHT Hà Nội 2019 về chính sách thuế về công nợ khó đòi

thuộc tính Công văn 59207/CT-TTHT

Công văn 59207/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về chính sách thuế về công nợ khó đòi
Cơ quan ban hành: Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:59207/CT-TTHT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Mai Sơn
Ngày ban hành:29/07/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

Số: 59207/CT-TTHT
V/v chính sách thuế về công nợ khó đòi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2019

 

 

Kính gửi: Chi nhánh công ty liên doanh TNHH Nippon Express (Việt Nam) tại Hà Nội
(Địa chỉ: Tháp Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; MST: 0302065148-001)

 

Trả lời công văn số 42/2019-CV-NEVNHAN ngày 20/06/2019 của Chi nhánh công ty liên doanh TNHH Nippon Express (Việt Nam) tại Hà Nội (sau đây viết tắt là công ty) về chính sách thuế đối với khoản công nợ khó đòi, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp hướng dẫn như sau:

+ Tại Khoản 3 Điều 2 giải thích từ ngữ như sau:

“3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.”

+ Tại Điều 6 hướng dẫn về dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

“1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.”

- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2016/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

....2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”

Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau:

Trường hợp Công ty phát sinh khoản nợ không đòi được, nếu đảm bảo các điều kiện có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ và có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi; Công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Về việc hạch toán kế toán, không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế TP Hà Nội. Đề nghị Công ty liên hệ với Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính để được hướng dẫn.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị Chi nhánh công ty liên doanh TNHH Nippon Express (Việt Nam) tại Hà Nội liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 1 để được hỗ trợ.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Chi nhánh công ty liên doanh TNHH Nippon Express (Việt Nam) tại Hà Nội được biết và thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT1;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).

CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất