Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 541/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 541/TCT-CS
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 541/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 21/01/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 541/TCT-CS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 541/TCT-CS | Hà Nội, ngày 21 tháng 1 năm 2008 |
Kính gửi: Công ty Panasonic Communications Việt Nam.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số PCV-ACS/2007-0013 ngày 17/12/2007 và Công văn số 062/CV-PCV ngày 25/12/2007 của Công ty TNHH Panasonic Communications Việt Nam hỏi về chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc nộp thuế theo Thông tư số 05/2005/TT-BTC.
Về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 05/2005/TT-BTC, Bộ Tài chính có Công văn số 1108/TCT-ĐTNN ngày 29/03/2006 hướng dẫn: “Theo quy định tại điểm 2, Mục I, Phần A, Thông tư số 05/2005/TT-BTC thì tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhưng không hiện diện tại Việt Nam, có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh dịch vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam được xác định thuộc đối tượng chịu thuế tại Việt Nam khi dịch vụ đó được tiêu dùng tại Việt Nam và nguồn tiền thanh toán trả từ Việt Nam.
Như vậy, trường hợp các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam thì không thuộc đối tượng nộp thuế tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam như: Tiền bản quyền, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ cung cấp và tiêu dùng tại Việt Nam thuộc đối tượng nộp thuế theo quy định của Thông tư số 05/2005/TT-BTC”.
Theo đó, trường hợp Công ty Panasonic Communications Việt Nam (Công ty) là Doanh nghiệp chế xuất có 100% vốn đầu tư nước ngoài, ký các thỏa thuận về việc sử dụng phần mềm SAP R3 và Hợp đồng dịch vụ bảo trì phần mềm, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật với Panasonic Communications co.,Ltd tại Nhật Bản (Công ty PCC) thì giá trị các Hợp đồng này thuộc diện chịu thuế theo quy định của Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 của Bộ Tài chính nêu trên. Nghĩa vụ thuế Công ty phải kê khai và nộp thuế thay cho Nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BTC được xác định cụ thể như sau:
- Phần mềm SAP R3 thiết kế và để sử dụng cho Công ty thuộc diện chịu thuế TNDN đối với tiền bản quyền tỷ lệ là 10% trên doanh thu chịu thuế và không chịu thuế GTGT.
- Phí dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì phần mềm thuộc diện chịu thuế TNDN áp dụng đối với hoạt động dịch vụ tỷ lệ là 5% trên phí dịch vụ và không chịu thuế GTGT.
2. Về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Điều 5, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định: “Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đó xí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình”.
Điều 7, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định: “Lợi tức của một xí nghiệp của một nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước ký kết đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia. Nếu xí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại nước ký kết kia, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó”.
Điều 12, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định: “1.Tiền bản quyền phát sinh tại một nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia.
2.Tuy nhiên, những khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi tiền bản quyền đó phát sinh, và theo các luật của Nước ký kết đó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng tiền bản quyền, thì mức thuế được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số tiền bản quyền.
4.Tiền bản quyền sẽ được coi là phát sinh tại một Nước ký kết khi đối tượng trả chính là Nước ký kết đó, cơ quan chính quyền địa phương của Nước đó hoặc một đối tượng cư trú của Nước ký kết đó. Tuy nhiên, trường hợp đối tượng trả tiền bản quyền có tại Nước ký kết kia một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định liên quan đến nghĩa vụ trả tiền bản quyền và tiền bản quyền đó do cơ sở cố định đó chịu, thì dù đối tượng trả tiền bản quyền có là đối tượng cư trú của Nước ký kết đó hay không, thì tiền bản quyền đó sẽ vẫn coi là phát sinh tại Nước ký kết nơi cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó”.
Điều 14, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định: “ Thu nhập do một đối tượng cư trú của 1 nước ký kết thu được từ các hoạt động dịch vụ ngành nghề hay các hoạt động khác có tính chất độc lập sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước ký kết đó trừ các trường hợp sau đây:
a. đối tượng đó thường xuyên có tại Nước ký kết kia một cơ sở cố định nhằm mục đích thực hiện các hoạt động này; hay
b. đối tượng đó có mặt tại Nước ký kết kia trong một khoảng thời gian gộp lại từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch có liên quan.
Nếu đối tượng đó có một cơ sở cố định hay có mặt tại nước ký kết kia trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian nói trên, thu nhập của một đối tượng đó có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nhưng chỉ trên phần thu nhập được phân bổ cho cơ sở cố định đó hay thu nhập nhận được từ Nước ký kết kia trong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian nói trên”.
Căn cứ hướng dẫn trên thì Công ty Panasonic Communications Nhật Bản (nhà thầu nước ngoài) phải có nghĩa vụ kê khai và nộp thuế liên quan đến thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Cụ thể:
Đối với dịch vụ mua phần mềm SAP R3 để phục vụ cho Công ty phải chịu thuế tại Việt Nam theo quy định tại điểm 2, điều 12 của Hiệp định nêu trên.
Đối với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì phần mềm SAP R3:
- Trường hợp các giao dịch/hoạt động giữa Công ty và Công ty Panasonic Communications Nhật Bản chưa đủ căn cứ xác định các hoạt động trên của Công ty Panasonic Communications Nhật Bản tạo thành cơ sở thường trú tại Việt Nam nên khoản thu nhập trên sẽ không phải chịu thuế tại Việt Nam. Tuy nhiên, để được miễn thuế theo quy định của Hiệp định, Công ty vẫn phải thực hiện các thủ tục theo quy định tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế.
- Trường hợp căn cứ vào các hợp đồng dịch vụ và thực tế các giao dịch nói trên tạo thành một cơ sở thường trú của Công ty Panasonic Communications Nhật Bản tại Việt Nam thì khoản thu nhập trên của Công ty Panasonic Communications Nhật Bản sẽ phải nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại điều 7 của Hiệp định nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty Panasonic Communications Việt Nam biết và liên hệ với cục thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
Nơi nhận | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |