Công văn 518/TCT-HTQT của Tổng cục Thuế về việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản

thuộc tính Công văn 518/TCT-HTQT

Công văn 518/TCT-HTQT của Tổng cục Thuế về việc áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:518/TCT-HTQT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Trần Thị Thanh Bình
Ngày ban hành:21/02/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 518/TCT-HTQT
V/v: Áp dụng Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2014

 

Kính gửi:

- Cục Thuế TP. Hà Nội
- Ông Seishi Nagano
Văn phòng đại diện Ingerosec Corporation Số 55, Đường Giải Phóng, Hà Nội

Trả lời công văn số 131022/DTA-Ingerosec ngày 25/10/2013 của ông Seishi Nagano - Trưởng Văn phòng đại diện Ingerosec Corporation tại Hà Nội về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Căn cứ qui định tại điểm 3.2, mục VII, Phần D, Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam;

“Việc khiếu nại phải được tiến hành trong vòng 3 năm kể từ khi có thông báo đầu tiên của cơ quan thuế dẫn được việc xử lý thuế mà đối tượng nộp thuế cho là không đúng với Hiệp định. Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thời hạn 3 năm kể từ khi khoản chi trả có liên quan đến nghĩa vụ thuế được thanh toán hoặc phát sinh”

- Căn cứ qui định tại điểm 1.6.1, Mục VI và điểm 3.1, Mục I, Phần B Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế:

“1.6.1. Đối với cá nhân là đối tượng cư trú của nước ngoài:

Mười lăm ngày trước khi thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định”

“3.1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Căn cứ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

Khoản 1, Điều 5, Mục 1, Chương I quy định thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế:

“Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.”

Khoản 1 và khoản 6, Điều 14, Mục 2, Chương I quy định xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

“1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật Quản lý thuế, hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật Quản lý thuế;

Các hành vi vi phạm quy định tại Điều này bị phát hiện trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nhưng không làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, giảm thì chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm thủ tục về thuế.” thì:

Trường hợp ông Seishi Nagano nộp Thông báo áp dụng miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản chậm so với thời hạn qui định tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC nhưng thời điểm đề nghị không vượt quá 3 năm theo qui định tại điểm 3.2, mục VII, Phần D, Thông tư số 133/2004/TT- BTC nêu trên thì ông vẫn được xem xét áp dụng miễn giảm thuế theo Hiệp định. thuế giữa Việt Nam Nhật Bản.

Hành vi vi phạm việc nộp thông báo thuộc diện miễn giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập phát sinh từ năm 2007 đến 2009 của ông Seishi Nagano là vi phạm các quy định về thủ tục kê khai thuế, miễn thuế. Do đó, ông Seishi bị xử phạt về hành vi vi phạm thủ tục thuế, không bị xử phạt về hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, do thời hiệu xử phạt đã hết nên không xử phạt về hành vi vi phạm kê khai thuế TNCN phát sinh từ năm 2007 đến 2009.

Đề nghị Cục Thuế TP. Hà Nội kiểm tra về thời điểm nộp hồ sơ của ông Seishi Nagano và kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng miễn giảm thuế theo hiệp định để xác định ông Seishi có thuộc đối tượng miễn thuế hay không.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế TP. Hà Nội và ông Seishi Nagano được biết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Vụ: TNCN, PC, KK&KTT
- Lưu: VT, HTQT (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Trần Thị Thanh Bình

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất