Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4793/TCT/NV6 của Tổng cục Thuế về việc quản lý thuế ngoài quốc doanh năm 2003
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4793/TCT/NV6
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4793/TCT/NV6 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành: | 18/12/2002 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 4793/TCT/NV6
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC THUẾ SỐ 4793TCT/NV6
NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC QUẢN LÝ THUẾ NQD NĂM 2003
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 2002, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục thuế, các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ, khai thác mọi nguồn thu, phấn đấu thực hiện để có kết quả cao nhất nhiệm vụ được giao: theo số liệu tổng hợp, ước thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Công thương nghiệp và dịch vụ NQD cả nước đạt xấp xỉ 103% so dự toán pháp lệnh, đạt 100% chỉ tiêu phấn đấu và tăng gần 14% so với số thực thu năm 2001. Có khoảng 53 địa phương hoàn thành dự toán pháp lệnh, 40 địa phương hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu, nhiều địa phương có số thu năm 2002 tăng cao so với năm 2001...
Tuy nhiên, với kết quả thu như trên vẫn chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực kinh tế NQD, tiềm năng vẫn còn và có thể khai thác thu để đạt ở mức cao hơn. Tình trạng thất thu thuế tuy có giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn còn tình trạng quản lý không hết hộ kinh doanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, dây dưa nợ đọng thuế còn nhiều...
Để khắc phục những tồn tại trong quản lý thu thuế ở lĩnh vực NQD của năm 2002 nhằm thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ đẩy mạnh chống thất thu, phân loại đối tượng kinh doanh, quản lý tập trung vào đối tượng là doanh nghiệp, hộ kê khai để khai thác nguồn thu sát thực tế đó là yếu tố quy định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán năm 2003.
Tổng cục thuế yêu cầu các Cục thuế tập trung chỉ đạo các Chi cục thuế, các phòng quản lý thu NQD thực hiện nghiêm túc và đồng bộ một số giải pháp sau:
1. Về thuế môn bài:
1.1. Rà soát đưa hết các đối tượng có sản xuất kinh doanh vào diện quản lý thu thuế môn bài
Năm 2002, thực hiện Chỉ thị số 01TCT/CT/NV6 ngày 23/4/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về tăng cường quản lý thu thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Công thương nghiệp và dịch vụ NQD, các địa phương đã thực hiện rà soát, nắm lại đối tượng có sản xuất kinh doanh đưa vào diện quản lý thu thuế, số hộ quản lý thu có tăng lên so với năm 2001, nhưng vẫn còn thất thu, nhất là ở lĩnh vực vận tải tư nhân, hộ cho thuê nhà, xây dựng tư nhân, hộ kinh doanh sáng tối, hộ sản xuất ở các làng nghề, hộ kinh doanh thời vụ, vãng lai, các hộ kinh doanh núp bóng các HTX, các doanh nghiệp... Do đó, từng Chi cục thuế, từng đội thuế căn cứ vào số hộ kinh doanh qua điều tra thực tế và điều tra thống kê, đối chiếu với số hộ đã quản lý phải tiếp tục rà soát, nắm lại tất cả hộ kinh doanh, trong đó chú ý hộ kinh doanh vận tải, xây dựng, kinh doanh vãng lai, cho thuê nhà, kinh doanh sáng tối... chưa quản lý để đưa vào diện quản lý.
Căn cứ vào số liệu điều tra thống kê và trên cơ sở rà soát đối tượng kinh doanh, Cục thuế giao chỉ tiêu thu thuế môn bài năm 2003 cho từng Chi cục, Chi cục thuế giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đội thuế để Chi cục và đội thuế tổ chức thực hiện.
Khi giao chỉ tiêu thuế môn bài năm 2003 phải ấn định để dự kiến giao số hộ ghi thu môn bài, tỷ lệ hộ kinh doanh theo từng loại bậc môn bài và số thuế môn bài phải thu cả năm, đảm bảo chỉ tiêu thu thuế môn bài năm 2003 ở từng đơn vị quản lý thu tối thiểu phải vượt dự toán và tăng cao hơn so với thực thu năm 2002 ở từng khu vực đối tượng theo mức môn bài mới, không để thất thu về thuế môn bài.
1.2. Ngay trong tháng 12 năm 2002 các phòng quản lý doanh nghiệp NQD, các tổ đội thuế phải tiến hành lập bộ thuế môn bài năm 2003, phối hợp với UBND, Hội đồng tư vấn thuê tổ chức điều tra nắm đối tượng, xác định thu nhận thực tế của từng đối tượng sản xuất kinh doanh làm căn cứ dự kiến xếp bậc môn bài. Kết quả rà soát đối tượng và điều tra thu thập, xếp bậc môn bài phải bao quát hết đối tượng kinh doanh đảm bảo đạt chỉ tiêu được giao. Tổ chức duyệt bộ, phát hành thông báo tới đối tượng nộp thuế xong trước ngày 31/12/2002 để kịp thu thuế môn bài ngay từ đầu năm, phấn đấu trước tết nguyên đán thu thuế môn bài đạt tối thiểu 80% so với dự toán cả năm, hết quý I hoàn thành xong chỉ tiêu thu thuế môn bài cả năm.
2. Về quản lý thuế GTGT và thuế TNDN:
2.1. Đối với các doanh nghiệp: Những năm gần đây thực hiện Luật doanh nghiệp thì số lượng các doanh nghiệp NQD tăng nhanh về số lượng tổng số vốn đăng ký gấp nhiều lần so với trước đây có tốc độ phát triển cao tạo tỷ trọng thu ngày càng lớn trong số thu NQD. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực thất thu rất lớn, tình trạng gian lận thuế diễn ra khá phổ biến. Năm 2003 yêu cầu các địa phương tập trung quản lý các doanh nghiệp nhằm tạo chuyển biến căn bản trong lĩnh vực này. Tổng cục thuế sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề bàn về biện pháp quản lý Doanh nghiệp NQD để các địa phương trao đổi, học hỏi lẫn nhau và cùng tìm giải pháp sao cho quản lý chống thất thu tốt nhất. Trước mắt tập trung những việc sau đây:
- Yêu cầu mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán, chế độ lập hoá đơn, chứng từ theo quy định. Xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp vi phạm nhằm mục đích trốn lậu thuế.
Trên cơ sở đã quản lý thu thuế nhiều năm, Cục thuế, Chi cục thuế phải phân loại doanh nghiệp, xác định cụ thể nhưng doanh nghiệp chưa thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ để có biện pháp bước đầu sẽ tư vấn hỗ trợ, tổ chức tập huấn để cho doanh nghiệp nắm chắc chính sách, chế độ kế toán, sau đó xiết chặt trong quản lý, xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm.
- Quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí sản xuất kinh doanh:
+ Về quản lý doanh thu: để quản lý được doanh thu phải quản lý chặt chẽ hàng hoá nguyên vật liệu mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào tài liệu kê khai doanh thu bán ra, giá trị hàng hoá vật tư mua vào đối chiếu với tồn kho và định mức tiêu hao để xác định chính xác số lượng sản phẩm tiêu thụ. Đối với những doanh nghiệp có các cửa hàng bán lẻ hàng hoá nếu qua kiểm tra kê khai thấy doanh thu bán lẻ kê khai thấp thì phải điều tra để ấn định thêm doanh thu tiêu thụ.
+ Về quản lý chi phí: nguyên tắc là chỉ những chi phí có hoá đơn chứng từ hợp lệ, có hạch toán kế toán và có thực tế liên quan đến sản xuất kinh doanh mới được chấp nhận tính vào chi phí khi xác định thu thập chịu thuế, do đó:
Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định chỉ chấp nhận cho tính vào chi phí khấu hao những tài sản cố định có hoá đơn chứng từ hợp lệ và thực tế dùng vào sản xuất, những tài sản cố định không có hoá đơn chứng từ hợp lệ, không dùng vào sản xuất kinh doanh thì không được chấp thuận. Đối với những tài sản vừa sử dụng vào SXKD vừa sử dụng vào các mục đích khác phải phân bổ chỉ tính phần phục vụ sản xuất kinh doanh vào chi phí.
+ Đối với chi phí về mua hàng hoá vật tư nguyên vật liệu, chi phí tiền lương: Phải đối chiếu chi phí thực tế với các định mức tiêu hao vật tư và hợp đồng lao động. Trường hợp định mức vật tư do doanh nghiệp hoặc chi phí tiền lương cao hơn định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành phải kiểm tra xác định nguyên nhân cụ thể, không chấp nhận những chi phí không hợp lý, không liên quan đến sản xuất kinh doanh và doanh thu tiêu thụ trong kỳ.
+ Đối với những chi phí khác phải có hoá đơn chứng từ hợp lệ, phải phục vụ cho sản xuất kinh doanh mới được chấp nhận.
- Qua kiểm tra kê khai thuế GTGT hàng tháng, trường hợp doanh nghiệp nhiều tháng liên tục đều kê khai GTGT âm, phải xác định rõ nguyên nhân có biện pháp tổ chức kiểm tra tại các doanh nghiệp để xác định so sánh với số liệu kê khai và xử lý kịp thời các sai phạm.
- Thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kê khai nộp thuế, trước mắt trong tháng 1 và tháng 2 năm 2003 yêu cầu doanh nghiệp kê khai và nộp báo cáo quyết toán thuế năm 2002, qua kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp nếu phát hiện có phát sinh thu thêm phải phát hành thông báo yêu cầu doanh nghiệp nộp ngay vào ngân sách. Đôn đốc các doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN năm 2003 theo đúng thời gian quy định, căn cứ vào nội dung kê khai, đối chiếu với kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế năm 2002 nếu doanh nghiệp kê khai doanh thu, thu nhập chịu thuế thấp hơn năm 2002 phải yêu cầu doanh nghiệp xuất trình và kê khai lại cho phù hợp.
2.2. Đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai:
Về nguyên tắc, biện pháp quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo kê khai thực hiện như đối với doanh nghiệp. Tổng cục thuế lưu ý thêm một số điểm sau:
- Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể thực hiện đúng chế độ kế toán, chế độ lập hoá đơn chứng từ nếu có đơn xin nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận sẽ được chấp nhận cho nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Cục thuế phải chỉ đạo các chi cục thuế quản lý chặt chẽ các đối tượng này từ khi xét duyệt bộ đến quá trình kê khai, nộp thuế, nếu phát hiện có vi phạm thì phải xử lý và ra quyết định đình chỉ ngay.
- Mỗi khi hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh số thuế GTGT âm, hay kê khai doanh thu kinh doanh giảm nhiều so với tháng trước hoặc so với các hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh phải kiểm tra ngay để xác định nguyên nhân, nếu kê khai không đúng phải xử phạt vi phạm hành chính và ấn định ngay số thuế phải nộp.
- Thường xuyên kiểm tra việc hạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng từ của các hộ kinh doanh, phát hiện và xử lý ngay những hộ vi phạm. Đối với những hộ vi phạm dẫn đến kết quả kê khai doanh thu, thuế thấp hơn so với các hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh ngoài xử phạt vi phạm phải ấn định thuế phải nộp tối thiểu bằng hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô để thúc đẩy hộ kinh doanh chấp hành chế độ kế toán, chế độ hoá đơn chứng từ tốt hơn.
- Ngày 18/10/2002 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC bổ sung Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về chế độ kế toán hộ kinh doanh. Yêu cầu Cục thuế tổ chức phổ biến cho hộ kinh doanh biết để thực hiện. Đồng thời có kế hoạch để cung cấp sổ kế toán phục vụ kịp thời cho hộ kinh doanh, đảm bảo từ 1/1/2003 thực hiện thống nhất trong cả nước.
- Năm 2003, Tổng cục thuế không giao thêm chỉ tiêu về hộ thực hiện sổ sách kế toán mà trên cơ sở số hộ hiện đang thực hiện sổ sách kế toán và những hộ phát sinh mới yêu cầu Cục thuế chỉ đạo các Chi cục thuế duy trì và nâng cao chất lượng ghi chép sổ sách kế toán, lập hoá đơn chứng từ của các hộ. Hàng tháng đội thuế phải báo cáo đánh giá chất lượng hộ kê khai thông qua công tác kiểm tra thường xuyên về ghi chép sổ sách kế toán, lập báo cáo hoá đơn, về thực hiện kê khai thuế có phản ánh trung thực không, kết quả số thuế tăng hay giảm để có biện pháp quản lý tốt hơn.
2.3. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán ổn định:
- Căn cứ vào kết quả phân loại môn bài năm 2003, từng Chi cục thuế, đội thuế phải xác định những hộ thuộc diện ổn định thuế 6 tháng, cả năm để ngay từ tháng 12 năm 2002 phải điều tra, xác định lại doanh thu, mức thu thuế của từng hộ, tổ chức niêm yết công khai lấy ý kiến UBND, Hội đồng tư vấn thuế xã phường và những người kinh doanh xã phường và những người kinh doanh. Sau đó tổ chức lập bộ, duyệt bộ và phát hành thông báo cho người kinh doanh biết. Yêu cầu doanh thu, mức thuế mới xác định phải đảm bảo đạt và vượt mức tăng chung về thuế NQD năm 2003 so với năm 2002.
Để thúc đẩy các Chi cục thuế, đội thuế thực hiện nghiêm túc việc điều tra, xác định lại doanh thu để khi Cục thuế giao chỉ tiêu tăng về quản lý hộ, chỉ tiêu về tăng doanh thu, mức thuế cho từng Chi cục. Tổ chức duyệt bộ chặt chẽ đúng quy trình đảm bảo mức tăng theo chỉ tiêu đã giao và công bằng với các địa phương khác.
- Chỉ đạo các Chi cục thuế, đội thuế tập trung thu dứt điểm số thuế GTGT, thuế TNDN phát sinh trong tháng 1 nộp vào ngân sách đề phòng sau tết nguyên đán hộ kinh doanh sẽ nghỉ nhiều, nợ đọng kéo dài. Đồng thời sau tết phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ các hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh, chỉ xét miễn giảm thuế cho các hộ thực tế có nghỉ kinh doanh. Các hộ có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh được xử lý kịp thời theo quy định.
- Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định là những hộ kinh doanh nhỏ chủ yếu bán lẻ lặt vặt, giá trị thấp nên người mua không đòi hỏi về hoá đơn, do đó các Chi cục thuế hạn chế cấp hoá đơn cho những đối tượng này. Trường hợp hộ kinh doanh có yêu cầu mua hoá đơn nên giải thích để họ chuyển sang thực hiện sổ sách kế toán và nộp thuế kê khai hoặc khi cần đến cơ quan thuế để được cấp hoá đơn lẻ theo thủ tục quy định. Số thuế nộp theo hoá đơn lẻ không được khấu trừ vào số thuế đã ổn định.
2.4. Trước tết nguyên đán tình hình thị trường sẽ diễn biến hết sức phức tạp, các hộ kinh doanh gia tăng, Cục thuế phải chỉ đạo Chi cục thuế, các đội thuế bám sát thực tế, phát hiện và đưa ngay những hộ kinh doanh tranh thủ dịp tết vào diện quản lý hộ thời vụ để thu thuế môn bài, thuế tháng, gắn công tác quản lý thuế với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
3. Chấn chỉnh lại công tác quản lý hoá đơn chứng từ: Những năm qua, do quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ không chặt chẽ, các cơ sở kinh doanh đã lợi dụng mua bán hoá đơn để khai thuế khống, hợp thức hoá chi phí, để rút tiền ngân sách... Yêu cầu Cục thuế tập trung chỉ đạo thường xuyên và tăng cường kiểm tra để đưa công tác này vào nền nếp. Cần tập trung thực hiện ngay một số việc sau:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về bán hóa đơn, quản lý hóa đơn. Phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận bán hoá đơn và bộ phận quản lý đối tượng sử dụng hoá đơn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
- Tăng cường kiểm tra, xác minh hoá đơn và đưa chỉ tiêu này vào thi đua hàng tháng, quý năm. Cục thuế đưa vào kế hoạch công tác năm nội dung này và giao nhiệm vụ đối với các phòng quản lý, các Chi cục thuế, đây là nhiệm vụ xuyên suốt nhằm thực hiện có hiệu quả Luật thuế GTGT. Đặc biệt đối với các hộ kế toán sử dụng hoá đơn phải được lập phiếu xác minh 100% số hoá đơn đối tượng sử dụng hàng tháng. Hướng là tất cả những hoá đơn bán hàng bên bán và bên mua đều ở cùng địa phương đều phải xác minh đối chiếu ngay trong tháng. Đối với những hoá đơn liên quan đến địa phương khác thì lập phiếu đề nghị Cục thuế bạn xác minh. Theo chỉ đạo của Tổng cục thì việc xác minh đối chiếu hoá đơn là nhiệm vụ của toàn ngành, Cục thuế địa phương có trách nhiệm thực hiện tốt nhất với thời gian ngắn nhất. Vì thế Cục thuế nhận được phiếu chuyển xác minh hoá đơn phải tổ chức xác minh và trả lời kịp thời. Nếu qua xác minh có vi phạm phải kết hợp xác định rõ đối tượng vi phạm để xử lý đúng người, đúng hành vi...
- Đối với những doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh hoặc bỏ kinh doanh phải tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn chứng từ để thu hồi những hoá đơn chưa sử dụng.
Trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, nếu kiểm tra thực hiện sử dụng hoá đơn thấy còn tồn hoá đơn chưa sử dụng nhưng không khai báo và nộp cơ quan thuế phải thông báo ngay cho các Cục thuế khác biết, đồng thời thông báo công khai để các doanh nghiệp và nhân dân biết tránh bị lợi dụng.
- Mọi trường hợp vi phạm về khai báo sử dụng hoá đơn, quản lý và sử dụng hoá đơn cơ quan thuế phải xử lý hành vi vi phạm và tạm đình chỉ việc sử dụng hoá đơn của cơ sở kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp đã thực hiện quyết định xử lý và có các biện pháp chấn chỉnh mới tiếp tục bán hoá đơn cho doanh nghiệp.
4. Tiếp tục thực hiện cải cách quản lý hành chính thuế:
- Về phân cấp quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh: tiếp tục xem xét phân cấp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho các Chi cục thuế quản lý, đối với doanh nghiệp đã phân cấp nhưng nay có quy mô phát triển, kinh doanh đặt chi nhánh ở nhiều địa phương khác nhau có liên quan đến hoàn thuế thì tập trung quản lý tại Cục thuế.
Hướng phân cấp doanh nghiệp về Chi cục thuế quản lý là: các doanh nghiệp mới thành lập từ hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp chỉ kinh doanh một vài ngành nghề trong cùng một địa phương (địa phương cấp huyện), các HTX, các doanh nghiệp không liên quan đến XNK, các doanh nghiệp có quy mô vốn thấp, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ trong nội địa được phân cấp hết cho Chi cục quản lý. Cục thuế chỉ tập trung quản lý những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, hoặc kinh doanh nhiều ngành nghề, có nhiều chi nhánh ở các địa phương khác, thường xuyên phát sinh hoàn thuế. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề trong đó có các điểm kinh doanh ăn uống, khách sạn, vũ trường, tắm hơi mát xa... không cùng địa điểm với Trụ sở chính thì phân cấp cho chi cục thuế nơi có điểm kinh doanh ăn uống, khách sạn, vũ trường, tắm hơi, mát xa... quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN đối với các điểm kinh doanh đó còn phòng NQD Cục thuế chỉ quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nơi có trụ sở chính.
- Bố trí phân công lại cán bộ quản lý, chấm dứt tình trạng phân chia theo tổ nhóm phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ theo địa bàn. Tăng cường cán bộ làm công tác kiểm tra kê khai, kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra hoàn thuế, xác minh đối chiếu hoá đơn chứng từ. Ở những phòng quản lý doanh nghiệp NQD phải dành hẳn khoảng 40% cán bộ làm nhiệm vụ chuyên kiểm tra quyết toán thuế, kiểm tra hoàn thuế, xác minh đối chiếu hoá đơn và thực hiện các việc kiểm tra khác theo nhiệm vụ của phòng và Cục thuế.
Các Chi cục thuế cũng phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ cho bộ phận thanh tra của Chi cục để bộ phận này đủ sức đảm nhiệm toàn bộ việc kiểm tra quyết toán và kiểm tra hoàn thuế tại Chi cục.
- Mở rộng công khai dân chủ trong quản lý thuế: mỗi bộ phận quản lý thuế theo chức năng được phân công đều phải niêm yết công khai các quy định về thủ tục, hồ sơ, thời hạn giải quyết công việc. Mỗi khi đối tượng nộp thuế có yêu cầu cung cấp dịch vụ cơ quan thuế đều phải trả lời đối tượng nộp thuế rõ, trường hợp từ chối phải nêu rõ nguyên nhân và hướng giải quyết tiếp theo để ĐTNT yên tâm.
- Mở rộng thực hiện uỷ nhiệm cho UBND phường xã thu một số loại thuế và phí. Đối với một số địa phương năm 2002 đã triển khai thí điểm cần đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai mở rộng trên toàn tỉnh, thành phố. Những địa phương chưa triển khai Cục thuế phối hợp với Sở tài chính nghiên cứu xây dựng đề án trình UBND tỉnh, thành phố để trình Bộ Tài chính quyết định cho triển khai thí điểm.
5. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan thuế và cán bộ thuế quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp NQD:
- Năm 2003 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 01TCT/CT/NV6 ngày 23/04/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc tăng cường quản lý thu đối với cơ sở sản xuất kinh doanh Công thương nghiệp NQD. Yêu cầu Cục thuế các tỉnh thành phố căn cứ tiêu chuẩn quy định trong Chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế để cụ thể hoá thành tiêu chuẩn đối với từng loại công việc: quản lý doanh nghiệp, quản lý hộ cá thể nộp thuế theo kê khai, quản lý hộ cá thể nộp thuế khoán ổn định, quản lý ấn chỉ, thanh tra kiểm tra... làm cơ sở để đánh giá bình xét cán bộ quý, năm.
Tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp cán bộ quản lý hộ kinh doanh cá thể phải quản lý được 100% số hồ sơ có địa điểm kinh doanh cố định. Mọi trường hợp có sự thay đổi (nghỉ kinh doanh, di chuyển địa điểm...) đều phải phản ánh và báo cáo kịp thời.
- Xây dựng phòng, tổ, đội quản lý thuế giỏi, cán bộ thuế gương mẫu với ý thức trách nhiệm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó là trách nhiệm của đồng chí Cục trưởng và ban lãnh đạo Cục thuế. Cục thuế cần phải tăng cường cho công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thuế đi đôi với kiểm tra nội bộ ngành để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lợi dụng quyền hạn gây khó khăn cho cơ sở sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm khắc những cán bộ thuế thoái hoá biến chất đồng thời khen thưởng biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác nhằm xây dựng đơn vị, ngành vững mạnh.