Công văn 4459/TCT-DNL của Tổng cục Thuế về việc chính sách thuế giá trị gia tăng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4459/TCT-DNL

Công văn 4459/TCT-DNL của Tổng cục Thuế về việc chính sách thuế giá trị gia tăng
Cơ quan ban hành: Tổng cục ThuếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4459/TCT-DNLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Thị Mai
Ngày ban hành:04/11/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

tải Công văn 4459/TCT-DNL

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Số: 4459/TCT-DNL
V/v chính sách thuế GTGT

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2010


 

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
 

Trả lời công văn số 5642/CV-NHCT11 ngày 22/09/2010 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) về một số vướng mắc trong việc thực hiện chính sách thuế GTGT. Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về phương pháp xác định nguyên giá của TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế.

Tiết c3 Điểm 1.2 Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

"Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.

Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định: tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh viện, trường học; tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn."

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp TSCĐ của các tổ chức tín dụng (không phải nhà làm trụ sở văn phòng hoặc các thiết bị chuyển dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng) nếu sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào của TSCĐ đó.

Ngân hàng Công thương có TSCĐ là các toà nhà hỗn hợp gồm: văn phòng làm việc, trung tâm thương mại, dịch vụ, khách sạn, căn hộ cao cấp. . .phục vụ cho cả hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh khác. Như vậy, thuế GTGT đầu vào của TSCĐ là các toà nhà này không được khấu trừ toàn bộ. Ngân hàng được khấu trừ thuế GTGT của các hoá đơn hợp pháp, hợp lệ theo tỷ lệ giữa diện tích dự kiến không sử dụng làm văn phòng phục vụ hoạt động tín dụng so với tổng diện tích xây dựng. Phần thuế GTGT không được khấu trừ tính vào nguyên giá TSCĐ.

2. Về việc xuất hoá đơn tài chính đối với TSCĐ mua tập trung tại Trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (TSC).

Điểm 2.6 Mục IV Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về sử dụng hoá đơn:

"Các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau:

a) Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;

b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ, Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ..."

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, mã số thuế 0100111948, có nhiều chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Khi Ngân hàng thực hiện mua sắm tài sản tập trung tại TSC, có đầy đủ hoá đơn chứng từ theo quy định thì được phép thực hiện xuất điều chuyển tài sản cho các đơn vị trong hệ thống. Căn cứ hướng dẫn trên, khi Ngân hàng mua TSCĐ tại TSC thì TSC phải kê khai hoá đơn GTGT và thuế GTGT của các hoá đơn này theo quy định. Khi điều chuyển TSCĐ này cho các đơn vị khác trong hệ thống, TSC có thể chọn cách xuất hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau.

Tổng cục Thuế trả lời để Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được biết./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Thuế thành phố Hà Nội;
- Vụ PC (02b);
- Lưu: VT, DNL (3b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi