Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4353/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc vướng mắc về thuế
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4353/TCT-CS
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4353/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 05/12/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 4353/TCT-CS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4353/TCT-CS | Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012 |
Kính gửi: Hội tư vấn thuế
Trả lời công văn số 50/HTVT ngày 17/09/2012 của Hội tư vấn thuế về vướng mắc về chính sách thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1/ Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với sản phẩm, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, trả thay lương, tiêu dùng nội bộ:
Tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định: “Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ đối với hóa đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như xuất hàng hóa để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT.
Ví dụ 19: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng.
Đơn vị A lập hóa đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000 đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hóa đơn xuất tiêu dùng nội bộ.”
Tại khoản 5 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên quy định: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”
Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ thì kê khai khấu trừ thuế GTGT đã được quy đinh rõ tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC.
Đối với sản phẩm hàng hóa để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp cụ thể Hội tư vấn thuế nêu thì việc xuất hóa đơn như sau:
- Doanh nghiệp A cho, biếu tặng sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp A phải lập hóa đơn, ghi tên người bán là doanh nghiệp A, tên người mua là người thụ hưởng sản phẩm.
- Doanh nghiệp A tiêu dùng nội bộ sản phẩm thì doanh nghiệp A xuất hóa đơn ghi người bán, người mua đều là doanh nghiệp A. Trong trường hợp này doanh nghiệp A được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của chính hóa đơn này.
- Doanh nghiệp A trao đổi sản phẩm thì phải lập hoá đơn ghi tên người bán là doanh nghiệp A, người mua là bên có sản phẩm trao đổi.
2/ Đăng ký tài khoản với cơ quan thuế: Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định: “Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”
Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký tài khoản giao dịch với cơ quan thuế để đáp ứng điều kiện chứng từ thanh toán khi khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên.
3/ Hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu: Tại điểm 5 công văn số 18036/BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Về việc sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Ngày 10/10/2011, Bộ Tài chính đã có công văn số 13518/BTC-TCT về việc sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động xuất khẩu hướng dẫn: “...Các doanh nghiệp xuất khẩu đã dùng hóa đơn GTGT khi xuất khẩu từ 31/8/2011 trở về trước thì được chấp thuận. ”
Bộ Tài chính hướng dẫn tiếp như sau: Trường hợp từ ngày 01/9/2011 đến hết ngày 31/12/2011, các doanh nghiệp xuất khẩu đã dùng hóa đơn GTGT khi xuất khẩu thì được chấp thuận. ”
Căn cứ quy định trên thì sau ngày 01/01/2012 doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu là không đúng quy đinh. Về việc này Tổng cục Thuế đã có công văn số 3909/TCT-KK ngày 07/11/2012 gửi Cục Thuế TP.Đà Nẵng (bản photocopy kèm theo).
4/ Hóa đơn đã lập có sai sót: Tại Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn quy định: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)
Trường hợp hóa đơn đã lập sai sót thông tin như: địa chỉ viết tắt, nhầm một số thông tin... thì người mua, người bán thực hiện điều chỉnh, bổ sung hóa đơn đã lập theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Hội tư vấn thuế biết và thông báo đến các hội viên./
Nơi nhận:
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |