Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 4315/TCT-CS của Tổng cục Thuế hướng dẫn về chính sách thuế
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 4315/TCT-CS
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4315/TCT-CS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Cao Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 03/10/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 4315/TCT-CS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4315/TCT-CS | Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam.
(Đ/c: đường 1B, KCN Đồng An, Thuận An, Bình Dương)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 140714/CV-BICVN ngày 25/07/2014 của Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế. Về vấn đề này, sau khi báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Chuyển lỗ của chi nhánh hạch toán độc lập đã giải thể:
Tại khoản 2, điều 9 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chuyển lỗ:
“2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
...Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.”
Tại khoản 3, điều 9 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chuyển lỗ trong trường hợp chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất:
“3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền. Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập chịu thuế cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập chịu thuế của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.”
Tại khoản 2, điều 37 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định:
“Điều 37. Văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Tại khoản 4, điều 41 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 quy định:
“4. Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp nếu thực tế Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam kế thừa toàn bộ quyền lợi và trách nhiệm của chi nhánh của Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam khi giải thể, đã được cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế tại chi nhánh xác định số lỗ chi tiết của từng năm thì số lỗ đó được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và chuyển lỗ vào Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam, thời gian chuyển lỗ thực hiện theo quy định.
2. Chi phí được trừ đối với khoản nợ chi nhánh đã giải thể:
Tại điểm 2.17, khoản 2, điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.17. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.”
Tại khoản 4, điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính quy định về trích lập và sử dụng các khoản nợ phải thu khó đòi như sau:
“4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:
- Đối với tổ chức kinh tế:
+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức…”
Căn cứ quy định nêu trên, doanh nghiệp được trích lập dự phòng và xử lý nợ phải thu khó đòi đối với các khoản nợ của khách hàng.
Theo Thông báo số 01/2013/TB-GTDN ngày 19/3/2013 về việc giải thể chi nhánh của Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam (kèm theo hồ sơ công văn số 140714/CV-BICVN ngày 25/07/2014 của Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam) thì khoản nợ của chi nhánh nợ Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam thực chất là khoản tiền vốn đầu tư do chủ đầu tư Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam đầu tư vào chi nhánh. Do đó khoản nợ của chi nhánh nợ Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam không được trích lập dự phòng và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam.
Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH Becker Industrial Coatings Việt Nam biết./.
Nơi nhận:
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |