Công văn 4093/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc trả lời công dân Vũ Hoàng Hưng về một số vướng mắc khi áp dụng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 4093/TCT-CS
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Thuế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 4093/TCT-CS |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Lê Hồng Hải |
Ngày ban hành: | 13/10/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Kế toán-Kiểm toán, Khiếu nại-Tố cáo |
BỘ TÀI CHÍNH Số: 4093/TCT-CS V/v: trả lời công dân Vũ Hoàng Hưng | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2010 |
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trả lời thư của ông Vũ Hoàng Hưng gửi Cổng thông tin điện tử Chính phủ về một số vướng mắc khi áp dụng Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 5 và tiết 1, Điều 13 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
“2. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư này.
a) Tổ chức kinh doanh mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
b) Tổ chức kinh doanh đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
d) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh; hộ, cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.
g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn bán lẻ.”
“1. Tổ chức, hộ, cá nhân khi in, phát hành hóa đơn quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hóa đơn.
Tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, tổ chức, hộ, cá nhân có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hóa đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hóa, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của người bán khi lập hóa đơn…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, doanh nghiệp có thể đồng thời tạo hóa đơn với các hình thức khác nhau như: hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử. Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện về tự in hóa đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 153/2010/TT-BTC nêu trên thì tạo hóa đơn đặt in để sử dụng theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Để giảm bớt chi phí, giá thành cho việc đặt in hóa đơn, doanh nghiệp có thể đặt in hóa đơn để sử dụng cho nhiều năm mà không bị hạn chế về số lượng.
Ngoài ra, cơ quan thuế cũng có chính sách hỗ trợ bán hóa đơn cho các doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.
Việc áp dụng các ký hiệu nhận dạng các hình thức chống giả là lợi ích của các doanh nghiệp nhằm bảo vệ các hóa đơn của chính doanh nghiệp tạo ra. Doanh nghiệp tự chọn các hình thức gơi ý phù hợp với đặc điểm kinh doanh để có thể giảm chi phí nhưng cũng có thể bảo vệ được hóa đơn của doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để quý cơ quan được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây