Công văn 4077/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc về trị giá tính thuế

thuộc tính Công văn 4077/TCHQ-KTTT

Công văn 4077/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc về trị giá tính thuế
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:4077/TCHQ-KTTT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Đặng Thị Bình An
Ngày ban hành:31/08/2004
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

tải Công văn 4077/TCHQ-KTTT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 4077/TCHQ-KTTT
NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ VIỆC VƯỚNG MẮC
VỀ TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh thành phố

 

Nhằm tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số 118/2003/TT-BTC ngày 8/12/2003, và đảm bảo tính thống nhất trong quá trình thực hiện, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT-BTC:

Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có giấy chứng nhận xuất xứ thông thường từ các nước ASEAN và nằm trong Danh mục hàng hóa của Việt Nam để thực hiện Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN thuộc đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT-BTC, áp dụng cho các tờ khai nhập khẩu đăng ký kể từ 01/9/2004 trở đi.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ:

- Tại thời điểm khai báo người khai hải quan xin nợ C/O trong thời hạn quy định tại Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ thì chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo Thông tư số 118/2003/TT-BTC. Quá thời hạn xin nợ C/O, người khai hải quan không nộp bổ sung C/O thì cơ quan hải quan xác định lại trị giá tính thuế theo các văn bản có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng của Thông tư số 118/2003/TT-BTC

- Đối với giấy chứng nhận xuất xứ do Cộng đồng châu Âu cấp cho hàng hóa có xuất xứ từ nước nằm trong đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT-BTC thì cũng được chấp nhận.

- Đối với những hàng hóa nhập khẩu không có C/O, kể cả khi kiểm hóa xác định được xuất xứ (kể cả hàng đã qua sử dụng) thì không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT-BTC.

3. Các khoản điều chỉnh:

- Đối với các khoản được trừ nhưng tại thời điểm xác định trị giá tính thuế không có số liệu để tách ra thì vẫn phải xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và không được trừ các khoản đó. Trường hợp không đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thì chuyển sang phương pháp tiếp theo.

- Đối với tiền bản quyền, phí giấy phép không xác định được tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời gian 3 ngày kể từ ngày phát sinh tiền bản quyền, phí giấy phép người khai hải quan phải khai báo bổ sung với cơ quan hải quan.

- Đối với các khoản thuế, phí, lệ phí không được hoàn khi xuất khẩu, các chi phí vận chuyển nội địa nước xuất khẩu mà người mua phải trả thì phải cộng vào trị giá tính thuế.

4. Thời điểm xuất khẩu:

Đối với trường hợp nhập khẩu đường bộ mà không có vận đơn thì ngày xuất khẩu được xác định là ngày đăng ký tờ khai.

5. Đối với trường hợp chiết khấu, giảm giá bằng hàng hóa:

Việc xác định trị giá tính thuế trong trường hợp chiết khấu giảm giá đã được hướng dẫn tại Thông tư số 118/2003/TT-BTC. Hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp lợi dụng quy định này và quy định về hàng hóa bảo hành để gian lận giá (thực tế lô hàng không được hưởng chiết khấu, giảm giá, bảo hành, hoặc việc chiết khấu, giảm giá, bảo hành trái với thông lệ thương mại của mặt hàng, ngành hàng đó nhưng vẫn cố tình tách ra một phần hàng hóa khai báo là số hàng hóa được chiết khấu, giảm giá, bảo hành để trốn thuế). Do vậy, khi xét kiểm tra mức giá khai báo phải chia tổng trị giá lô hàng cho số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế và lấy đơn giá đó để đánh giá mức độ tin cậy trong việc khai báo giá trước khi quyết định chấp nhận trị giá khai báo hay phải tham vấn, kiểm tra sau thông quan.

Đối với các trường hợp nhập khẩu có chiết khấu, giảm giá, bảo hành trong thời gian qua, các Cục Hải quan ra soát để tiến hành tham vấn theo quy định, các trường hợp phức tạp không xác định được ở khâu trị giá thì chuyển bộ phận kiểm tra sau thông quan xem xét xử lý.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Công văn 9451/TC/TCHQ của Bộ Tài chính về việc thực hiện Nghị định 151/2004/NĐ-CP ngày 5/8/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thuộc Danh mục hàng hoá và thuế suất của Việt Nam thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho các năm 2003-2006 đã ban hành kèm theo Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ

Thuế-Phí-Lệ phí

văn bản mới nhất