Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 39624/CTHN-TTHT Hà Nội 2022 thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 39624/CTHN-TTHT
Cơ quan ban hành: | Cục Thuế Thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 39624/CTHN-TTHT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Tiến Trường |
Ngày ban hành: | 11/08/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Doanh nghiệp |
tải Công văn 39624/CTHN-TTHT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀ NỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39624/CTHN-TTHT | Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2022 |
Kính gửi: Công ty TNHH Ferroli Asean Đ/c: Lô CN7, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, H. Thạch Thất, TP Hà Nội MST: 0500579201 |
Trả lời công văn số 06 FER/2022/CV ngày 11/07/2022 của Công ty TNHH Ferroli Asean (sau đây gọi là Công ty) về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNDN 14/2008/QH12 quy định về người nộp thuế:
“2. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
...
c) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
d) Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.”
- Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định về thu nhập chịu thuế:
“3. Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài quy định tại các Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập nhận được có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động cung ứng dịch vụ, cung cấp và phân phối hàng hóa, cho vay vốn, tiền bản quyền cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam hoặc từ chuyển nhượng vốn, dự án đầu tư, quyền góp vốn, quyền tham gia các dự án đầu tư, quyền thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành kinh doanh.”
- Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ai-len về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập (sau đây gọi là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ai-len):
+ Tại Điều 2 quy định về các loại thuế bao gồm trong Hiệp định:
“...
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, hoặc những phần của thu nhập, bao gồm các loại thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản.
3. Các loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệp định này là:
(a) Tại Việt Nam:
(i) Thuế thu nhập cá nhân; và
(ii) Thuế thu nhập doanh nghiệp;
(sau đây gọi là “thuế Việt Nam”);
(b) Tại Ai-len:
(i) Thuế thu nhập;
(ii) Thuế công ty; và
(iii) Thuế thu nhập từ chuyển nhượng tài sản;
(sau đây gọi là “thuế Ai-len”).”
+ Tại Điều 6 quy định về thu nhập từ bất động sản:
“...
2. Thuật ngữ “bất động sản” có nghĩa theo như luật của Nước ký kết nơi có bất động sản đó. Thuật ngữ này trong mọi trường hợp sẽ bao gồm cả những phần tài sản phụ kèm theo bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền lợi được áp dụng theo như các quy định tại luật chung về điền sản, quyền sử dụng bất động sản và các quyền được hưởng các khoản thanh toán cố định hoặc không cố định trả cho việc khai thác hoặc quyền khai thác các mỏ, nguồn khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; các tàu thủy, thuyền và máy bay sẽ không được coi là bất động sản.
...”
+ Tại Điều 14 quy định về thu nhập từ chuyển nhượng tài sản:
“1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được từ chuyển nhượng bất động sản nêu tại Điều 6 và có tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng động sản là một phần của tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một doanh nghiệp của một Nước ký kết có tại Nước ký kết kia, hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết có ở Nước ký kết kia để tiến hành hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập, kể cả thu nhập từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó (chuyển nhượng riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ doanh nghiệp) hoặc cơ sở cố định đó có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia.
...
4. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ việc chuyển nhượng:
(a) các cổ phần hoặc các quyền lợi tương tự tạo ra giá trị hay phần lớn hơn giá trị đó trực tiếp hay gián tiếp từ bất động sản nằm tại Nước ký kết kia, hoặc
(b) quyền lợi trong công ty hợp danh hay tín thác có tài sản chủ yếu gồm bất động sản nằm tại Nước ký kết kia hay gồm cổ phần như đề cập tại điểm (a) trên đây, có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào khác với tài sản nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi đối tượng chuyển nhượng là đối tượng cư trú.
6. Những quy định tại khoản 5 sẽ không ảnh hưởng đến quyền của một Nước ký kết, căn cứ theo luật thuế tại Nước đó, thu thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất kỳ tài sản nào của một cá nhân là đối tượng cư trú tại Nước ký kết kia và cá nhân đó đã từng là đối tượng cư trú tại Nước ký kết thứ nhất vào bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn 3 năm ngay trước thời điểm chuyển nhượng tài sản nếu tài sản đó do cá nhân này nắm giữ trước khi trở thành đối tượng cư trú của Nước kia.”
- Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:
+ Tại Điều 4 hướng dẫn nguyên tắc áp dụng Hiệp định:
“Khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định tại từng Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư và/hoặc Thư trao đổi nếu có).”
+ Tại Khoản 4 Điều 27 hướng dẫn xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản:
“4. Nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong một tín thác hoặc một hợp danh mà giá trị bất động sản chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số vốn của doanh nghiệp.
Trong phần lớn các Hiệp định giữa Việt Nam với các nước đều có quy định theo đó, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập trong trường hợp bên nước ngoài chuyển nhượng vốn trong các doanh nghiệp, các tín thác hoặc các hợp danh là đối tượng cư trú của Việt Nam mà giá trị bất động sản chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ lệ giá trị bất động sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp là số bình quân đơn giản của các tỷ lệ giá trị bất động sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng tài sản, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc năm tính thuế ngay trước năm trong đó tài sản được chuyển nhượng. Việc xác định giá trị bất động sản được căn cứ vào bảng tổng kết tài sản đã được kiểm toán của doanh nghiệp tại các thời điểm nêu trên.
Tỷ lệ chủ yếu của giá trị bất động sản trong tổng số tài sản của doanh nghiệp được xác định như sau:
- Trường hợp tại Hiệp định có quy định cụ thể về tỷ lệ hoặc về tỷ lệ chủ yếu thì theo tỷ lệ quy định tại Hiệp định, như tại Khoản 4, Điều 13, Hiệp định giữa Việt Nam và Tây Ban Nha quy định tỷ lệ là trên 50%, hoặc tại Khoản 4, Điều 14, Hiệp định giữa Việt Nam và Ô-man và tại Khoản 4, Điều 13, Hiệp định giữa Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất quy định tỷ lệ chủ yếu là trên 50%.
- Trường hợp tại Hiệp định không quy định cụ thể về tỷ lệ hoặc về tỷ lệ chủ yếu thì tính chủ yếu được xác định là trên 50%.
...”
- Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
“2. Căn cứ tính thuế:
a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:
Thu nhập tính thuế | = | Giá chuyển nhượng | - | Giá mua của phần vốn chuyển nhượng | - | Chi phí chuyển nhượng |
...
c) Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế.”
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp tổ chức nước ngoài phát sinh thu nhập có nguồn gốc từ Việt Nam từ hoạt động chuyển nhượng vốn thì thuộc đối tượng nộp thuế TNDN tại Việt Nam.
Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Thuật ngữ “bất động sản” thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ai-len.
Việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ai-len đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của Công ty tại Ai-len, đề nghị Công ty nghiên cứu quy định tại Điều 14 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Ai-len và hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư 205/2013/TT-BTC nêu trên, đối chiếu với tình hình thực tế phát sinh để thực hiện theo đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Ferroli Asean được biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |