Công văn 390/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc thuế giá trị gia tăng đối với chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 390/TCT-CS

Công văn 390/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc thuế giá trị gia tăng đối với chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Cơ quan ban hành: Tổng cục ThuếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:390/TCT-CSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Duy Khương
Ngày ban hành:05/02/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________

Số: 390/TCT-CS
V/v thuế GTGT đối với chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá

Hà Nội, ngày 5 tháng 2 năm 2009

 

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Đồng Nai

Trả lời công văn số 3587/TCT-TTHT ngày 4/11/2008 của Cục thuế tỉnh Đồng Nai về việc thuế GTGT đối với chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại điểm 1.2.4 mục II phần A Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính về thuế GTGT hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT: "Chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm xuất khẩu.

a. Chuyển giao công nghệ được xác định theo quy định tại Phần thứ 6 Chương 36 "Chuyển giao công nghệ" của Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành".

Tại khoản 1 và 2 Điều 755 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:

"1. Đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định.

2. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ".

Tại điểm 3.2 Thông tư số 30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 của Bộ Tài chính bổ sung điểm 3.28 mục II phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC hướng dẫn: "Hàng hoá, dịch vụ không được nêu tại mục II phần A; điểm 1, 2 mục II phần B Thông tư này" áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.

Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty Shell Việt Nam TNHH chuyển nhượng cho đối tác các quyền của mình trong các nhãn hiệu hàng hoá, các mẫu mã đã đăng ký và các biểu trưng thì không phải là chuyển giao công nghệ, do đó, áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% đối với hoạt động chuyển nhượng này.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Đồng nai được biết./.

 

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi