Công văn 353/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 353/TCT-CS

Công văn 353/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009
Cơ quan ban hành: Tổng cục ThuếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:353/TCT-CSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Duy Khương
Ngày ban hành:29/01/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

tải Công văn 353/TCT-CS

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 353/TCT-CS DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

Số: 353/TCT-CS
V/v hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009

Hà Nội, ngày 29 tháng 1 năm 2010


 

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 

Ngày 3/6/2008, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Năm 2009 cũng là năm Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Để việc quyết toán thuế TNDN năm 2009 được thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008; Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Tổng cục Thuế hướng dẫn một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009 như sau:

PHẦN 1: VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNDN CHUNG.

I - Phương pháp tính thuế TNDN.

1. Đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) thực hiện như sau:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

X

Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

(

Thu nhập tính thuế

-

Phần trích lập quỹ KH&CN

)

X

Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc một loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Đối với các đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thực hiện như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể:

- Đối với dịch vụ: 5%;

- Đối với kinh doanh hàng hoá: 1%;

 - Đối với hoạt động khác: 2%.

Trường hợp các đơn vị sự nghiệp thuộc diện áp dụng ưu đãi thuế TNDN để được hưởng ưu đãi thuế TNDN phải thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo quy định, đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai và khi áp dụng ưu đãi thuế TNDN không áp dụng tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu nêu trên.

II - Thu nhập tính thuế.

Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

III – Thu nhập chịu thuế.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế

=

Doanh thu

-

Chi phí được trừ

+

Các khoản thu nhập khác

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động tương ứng với mức thuế suất áp dụng cho hoạt động đó.

Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế quy định tại mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Thu nhập khác áp dụng thuế suất phổ thông (25%), không được áp dụng thuế suất ưu đãi.

IV – Doanh thu tính thuế.

1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Doanh nghiệp A (DN A) là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hoá đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán: 100.000 đồng.

Thuế GTGT (10%): 10.000 đồng.

Giá thanh toán : 110.000 đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Doanh nghiệp B (DN B) là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hoá đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.

2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

a) Đối với hoạt động bán hàng hoá thì thời điểm xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.

b) Đối với cung ứng dịch vụ thì thời điểm xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

V - Chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

* Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Các khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

* Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản chi không đáp ứng các điều kiện nêu trên và các khoản chi nêu tại Khoản 2 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC.

Theo quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và quy định 31 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy các đơn vị căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật để xác định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và một số khoản chi cụ thể cần lưu ý thêm như sau:

1. Chi phí khấu hao TSCĐ:

Từ ngày 1/1/2009 đến hết ngày 31/12/2009 áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính và lưu ý một số điểm sau:

- Khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao thì doanh nghiệp đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh. Trong thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có thay đổi mức trích khấu hao nhưng vẫn nằm trong mức quy định thì doanh nghiệp được điều chỉnh lại mức trích khấu hao nhưng thời hạn cuối cùng của việc điều chỉnh là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trích khấu hao.

- Về trích khấu hao đối với TSCĐ ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, tàu bay dân dụng và du thuyền:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.

Ví dụ 1: DN A trong năm 2009 có mua 01 chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi giá trị xe là 2 tỷ đồng không bao gồm thuế GTGT và có đầy đủ hoá đơn chứng từ theo quy định. Vậy theo quy định trên DN A chỉ được trích khấu hao TSCĐ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức khống chế là 1,6 tỷ đồng.

Ví dụ 2: DNB trong năm 2009 có mua 01 chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi giá trị xe là 1,5 tỷ đồng, thuế GTGT là 75 triệu đồng, lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe là 100 triệu đồng. Do DNB mua chiếc xe ô tô này bằng tiền mặt mà không thực hiện thanh toán qua ngân hàng nên không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà thuế GTGT đầu vào được tính vào nguyên giá TSCĐ. Như vậy tổng nguyên giá TSCĐ của chiếc xe ô tô lúc này sẽ là 1,675 tỷ đồng (1,5 + 0,075 + 0,1). Vậy DNB chỉ được trích khấu hao TSCĐ vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế theo nguyên giá của xe với mức khống chế là 1,6 tỷ đồng.

- Trích khấu hao TSCĐ là công trình xây dựng trên đất thuê:

Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong KCN, KCNC, KCX) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Hợp đồng thuê đất, mượn đất được công chứng tại cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mượn trên hợp đồng không được thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài sản cố định.

+ Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.

+ Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.

2. Đăng ký mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh:

Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất. Trường hợp có điều chỉnh bổ sung thì thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

3. Chi phí tiền lương:

- Doanh nghiệp được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế các khoản thực tế đã chi như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trả cho người lao động theo quy định của pháp luật; Các khoản tiền thưởng cho người lao động mang tính chất tiền lương và được ghi cụ thể điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể. Trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không sử dụng vào mục đích khác thì quỹ dự phòng được trích lập nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

- Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: các khoản chi tiền học phí của con người lao động ghi trong hợp đồng lao động.

4. Tiền ăn giữa ca:

Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với Công ty Nhà nước, Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 (có hiệu lực đến ngày 30/4/2009) và Thông tư số 10/2009/TT-BLĐTBXH ngày 24/4/2009 (có hiệu lực từ ngày 1/5/2009) của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca áp dụng đối với Công ty nhà nước hướng dẫn: trước ngày 1/5/2009 mức chi tiền ăn giữa ca cho người lao động không quá 450.000 đ/tháng, từ ngày 1/5/2009 không quá 550.000 đ/tháng. Như vậy trường hợp các Công ty Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền cho phép chi tiền ăn giữa ca vượt mức khống chế quy định nêu trên và khoản chi tiền ăn giữa ca nếu có thực chi trả và có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

5. Chi phí trang phục:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1.500.000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1.000.000 đồng/người/năm.

6. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài (không bao gồm tiền đi lại và tiền ở) vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Mức chi phụ cấp đi công tác trong nước và nước ngoài đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước hiện nay được thực hiện theo các văn bản sau:

- Trong nước: Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính;

- Nước ngoài: Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính.

7. Chi phí trả lãi tiền vay:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Ví dụ: DN A đăng ký vốn điều lệ là 90 tỷ đồng và trong điều lệ của DN A có quy định là sẽ góp đủ vốn điều lệ là 90 tỷ đồng trong một thời hạn nhất định (3 năm, mỗi năm là 30 tỷ đồng). Như vậy hàng năm DN A có góp đủ mức vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn đã đăng ký là 30 tỷ đồng và DNA có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay này có đầy đủ hoá đơn chứng từ và không vượt mức khống chế sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

Cũng ví dụ nêu trên nhưng hàng năm DN A chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi tại điều lệ của DN nếu DN có phát sinh khoản chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh thì khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ góp theo tiến độ đăng ký còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

8. Trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài Chính.

Đối với dự phòng khoản đầu tư chứng khoán cần lưu ý một số nội dung sau:

a) Đối tượng trích lập dự phòng: là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:

- Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.

Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá.

Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng.

b) Phương pháp lập dự phòng:

Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

=

Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính

x

Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán

-

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường

- Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.

- Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:

+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.

+ Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.

Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

- Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.

Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

9. Khoản nộp quỹ bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp:

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 và Thông tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính thì:

Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội quy định:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

Như vậy khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp cho người lao động theo quy định nêu trên là khoản bảo hiểm bắt buộc do vậy doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN (1% tiền lương, tiền công).

10. Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động:

Năm 2009, doanh nghiệp có đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và nếu có trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo đúng chế độ hiện hành cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trả trợ cấp thôi việc thực hiện theo Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài Chính hướng dẫn trích lập, quản lý, sử dụng và hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp.

11. Chênh lệch tỷ giá:

Theo quy định tại Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 của Bộ Tài chính thì: Doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.

Ví dụ 1: DNA trong năm 2009 có xác định thu nhập cuối kỳ là 300 triệu đồng chưa tính trừ các khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính.

Năm 2009: Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính là ( - ) 250 triệu đồng, trong đó chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm 2009 là (-) 100 triệu đồng.

Như vậy DNA trong năm 2009 sẽ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính là 250 triệu.

Ví dụ 2: DNB trong năm 2009 có xác định thu nhập chịu thuế là 200 triệu đồng chưa tính trừ các khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính.

Năm 2009: Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính là ( - ) 250 triệu đồng, trong đó chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm 2009 là (-) 100 triệu đồng.

Như vậy DN B trong năm 2009 nếu tính hết vào chi phí khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ làm cho doanh nghiệp bị lỗ. Như vậy DNB trong năm 2009 sẽ được tính khoản chênh lệch tỷ giá vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

- Chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm 2009 là (-) 100 triệu đồng (khoản này DN A phải tính toàn bộ vào chi phí trong kỳ).

- Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính nhưng chưa đến hạn phải trả tối đa được tính vào chi phí là (-) 100 triệu đồng.

12. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này. Đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra.

Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá; các khoản chi sau phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có): Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.

Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.

Ví dụ: Công ty A thành lập năm 2008, trong năm 2009 lập báo cáo quyết toán thuế TNDN có số liệu về chi phí được ghi nhận như sau:

- Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp: 250 triệu đồng

- Tổng các khoản chi phí được trừ vào chi phí (không bao gồm: phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh): 2 tỷ đồng

Vậy phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được trừ tính vào chi phí bị khống chế tối đa là :

2 tỷ đồng nhân (x) 10% bằng (=) 200 triệu đồng

Vậy tổng chi phí được trừ tính vào chi phí trong năm 2009 là :

2 tỷ đồng cộng (+) 200 triệu đồng bằng (=) 2,2 tỷ đồng

13. Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với: Khoản trích nộp quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn không vượt mức quy định. Khoản chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên, chi đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo quy định của pháp luật và không vượt quá mức quy định.

14. Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế; Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi không hết. Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và các khoản trích trước khác.

Như vậy DN được tính trừ vào chi phí được trừ đối với: Các khoản chi tương ứng với doanh thu tính thuế nếu khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định; Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn.

Ví dụ 1: Công ty A có thực hiện viết sản phẩm phần mềm cho công ty B nhưng chưa hoàn thành toàn bộ dịch vụ cung ứng phần mềm. Công ty A đã tạm thu tiền và đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ các chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận thì đơn vị được trích trước phần chi phí tương ứng với doanh thu đã kê khai khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN để phù hợp với nguyên tắc chi phí tương ứng với doanh thu tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ví dụ 2: Công ty B có bán vé máy bay cho khách hàng trong tháng 12 năm 2009 nhưng đến tháng 2 năm 2010 khách hàng mới bay. Như vậy Công ty B đã xuất hoá đơn cho khách hàng và ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN trong năm 2009 nhưng chưa phát sinh đầy đủ các chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận thì đơn vị được trích trước phần chi phí tương ứng với doanh thu đã kê khai khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

15. Chi về tiền phạt:

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ đối với: Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế không thuộc các khoản tiền phạt nêu trên, nếu khoản chi này có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp pháp theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

16. Các khoản thuế:

- Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Thuế TNDN (thuế nhà thầu) nộp thay nhà thầu nước ngoài được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN.

VI - Thu nhập khác.

Các khoản thu nhập khác được quy định tại Mục V Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Một số khoản thu nhập khác lưu ý thêm như sau:

- Theo quy định tại Thông tư số 177/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 của Bộ Tài chính thì: Doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

- Khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế doanh nghiệp nhận được được tính vào thu nhập khác. Trường hợp doanh nghiệp có cả khoản thu về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế và chi về phạt vi phạm hợp đồng kinh tế thì khoản chênh lệch giữa thu về tiền phạt và chi về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp chỉ có khoản chi về tiền tiền phạt, tiền bồi thường vi phạm hợp đồng kinh tế thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 14 mục V nêu trên.

- Khoản thu về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trả chậm tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản trả lãi tiền gửi ngân hàng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì khoản chi này sẽ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và hoàn nhập khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã trích nhưng hết thời gian trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp tổ chức nhận tài trợ có nhận được khoản tài trợ để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thì khoản thu nhập này là khoản thu nhập miễn thuế và được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.

VII – Thu nhập miễn thuế.

1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp gồm: thu nhập từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Thời gian miễn thuế tối đa không quá một (01) năm, kể từ ngày bắt đầu thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ngày bắt đầu sản xuất thử nghiệm sản phẩm; ngày bắt đầu áp dụng công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam để sản xuất sản phẩm.

3.1. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học;

- Được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận;

3.2. Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế phải đảm bảo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận.

4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có số lao động trên danh sách trả lương, trả công tháng 1 năm 2009 là 290 lao động; tháng 4 năm 2008 tuyển thêm 12 lao động; tháng 10 có 2 lao động nghỉ việc; tháng 12 có 3 lao động nghỉ việc. Như vậy số lao động bình quân trong năm 2009 được xác định bằng

290 +

(12 người x 9tháng) – (2người x 3tháng) – (3 người x 1 tháng)

12

= 290 lao động + 8 lao động = 298 lao động

Như vậy số lao động bình quân trong năm 2009 của doanh nghiệp A là 298 lao động, trường hợp doanh nghiệp A có số lao động là người tàn tật từ 151 lao động trở lên (298 x 51%) thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp A sẽ được miễn thuế.

- Thu nhập được miễn thuế quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập khác.

- Thu nhập được miễn thuế đối với các doanh nghiệp tại điểm này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

4.1. Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật.

4.2. Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy phải có giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện của các cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền liên quan.

4.3. Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người nhiễm HIV.

5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội trong tổng số học viên.

Thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế tại điểm này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản hướng dẫn về dạy nghề.

- Có danh sách các học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được miễn thuế, giảm thuế.

Ví dụ: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng.

- Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 75 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu x 25%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 75 triệu đồng này.

- Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 87,5 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu x 25% x 50%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 87,5 triệu đồng này.

- Trường hợp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.

7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 25% trên số tiền nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích.

Tổ chức nhận tài trợ quy định tại khoản này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê.

VIII - Hướng dẫn xác định lỗ và chuyển lỗ.

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Các khoản lỗ phát sinh từ năm 2009 trở đi thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Các khoản lỗ phát sinh trước năm 2009 thực hiện chuyển lỗ theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định tại thời điểm đó, nếu sang năm 2009 vẫn còn thời gian chuyển lỗ còn lại thì thời gian chuyển lỗ còn lại tính liên tục.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng đảm bảo thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ nếu số lỗ phát sinh chưa bù trừ hết thì sẽ không được giảm trừ tiếp vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Ví dụ: DN A có tổng số lỗ năm 2008 là 5 tỷ đồng và có kê khai chuyển lỗ với thời gian chuyển lỗ tính liên tục trong 5 năm. Năm 2009, khi DN thực hiện quyết toán thuế có kê khai thu nhập tính thuế (lãi) là 1 tỷ đồng và DN A đã kê khai chuyển lỗ 1 tỷ đồng của năm 2008 vào khoản thu nhập tính thuế trong năm 2009. Khi cơ quan thuế vào kiểm tra quyết toán thuế TNDN năm 2009 có xác định lại các khoản mục chi phí, doanh thu và tính lại thu nhập tính thuế của năm 2009 của DN A là 1,5 tỷ đồng. Như vậy khoản lỗ DN A phát sinh năm 2008 sẽ được bù trừ vào số thu nhập tính thuế theo xác định của cơ quan kiểm tra, thanh tra (số lỗ được bù trừ là 1,5 tỷ đồng) và tùy theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

IX - Thuế suất thuế TNDN.

Kể từ kỳ tính thuế năm 2009 thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%. Ngoài ra còn có 1 số mức thuế suất khác (như thuế suất ưu đãi theo ngành nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư; thuế suất ưu đãi đối với hoạt động xã hội hoá… và thuế suất đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam).

Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế năm 2008 áp dụng chính sách thuế TNDN quy định tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC; kỳ tính thuế năm 2009 áp dụng chính sách thuế TNDN quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch mà không được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi thì khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được phân bổ thuế suất thuế TNDN 25% tương ứng với số tháng phát sinh trong năm 2009.

Ví dụ: Doanh nghiệp có kỳ tính thuế từ ngày 1/10/2008 đến 30/9/2009 là một kỳ tính thuế. Kỳ tính thuế này của doanh nghiệp là kỳ tính thuế năm 2008 thì doanh nghiệp sẽ áp dụng chính sách thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC. Trường hợp DN đang áp dụng thuế suất phổ thông, không được hưởng thuế suất ưu đãi thì khi quyết toán thuế TNDN, doanh nghiệp được phân bổ số thuế phải nộp như sau:

Số thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

x 3 tháng x 28% +

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế

x 9 tháng x 25%

12 tháng

12 tháng

X - Nơi nộp thuế TNDN.

1. Nguyên tắc xác định:

Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.

Việc nộp thuế quy định tại khoản này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

2. Xác định số thuế và thủ tục kê khai, nộp thuế:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương, số liệu để xác định tỷ lệ chi phí của trụ sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp tự xác định căn cứ theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang hoạt động có thành lập thêm hoặc thu hẹp các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự xác định tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên đối với các trường hợp này. Từ kỳ tính thuế tiếp theo tỷ lệ chi phí được xác định theo nguyên tắc nêu trên.

Doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập phát sinh tại trụ sở chính và tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC.

3. Thủ tục luân chuyển chứng từ giữa Kho bạc và cơ quan thuế:

Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh ở nơi đóng trụ sở chính cho Kho bạc Nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế, đồng thời doanh nghiệp nộp thay số thuế phải nộp của các cơ sở sản xuất phụ thuộc tại các địa phương. Các chứng từ nộp thuế được lập riêng cho từng Kho bạc Nhà nước nơi thu ngân sách kèm theo bản phô tô tờ khai theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC.

4. Quyết toán thuế:

Doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có trụ sở chính, số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi có trụ sở chính và tạm nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Khi quyết toán thuế năm tại trụ sở chính mà có số thuế TNDN nhiều hơn hoặc ít hơn tổng số thuế TNDN tạm khai theo 4 quý thì số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi có trụ sở chính và tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.

XI - Thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản.

1. Thu nhập thuộc diện nộp thuế:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất, cho thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai không phân biệt có hay chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất.

Như vậy, từ ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu nhập từ cho thuê lại đất thuộc diện phải nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.

2. Doanh thu tính thuế:

- Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo giá thực tế chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm nếu có) tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản.

Trường hợp giá chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì tính theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản.

- Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Trường hợp doanh nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp là thời điểm thu tiền của khách hàng.

+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà đã xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo doanh thu trừ chi phí.

+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 2% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.

Các doanh nghiệp trước năm 2009 đã thu tiền của khách hàng theo tiến độ công trình nhưng chưa kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì số tiền đã thu được của khách hàng phải kê khai vào năm 2009 để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo nguyên tắc nêu trên.

- Khi bàn giao bất động sản, doanh nghiệp quyết toán lại số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp thừa.

- Doanh nghiệp thực hiện dự án xây dựng nhà để bán trước năm 2008, trong đó có một số căn nhà hoàn thành đã bán có kèm theo chuyển quyền sử dụng đất. Khi dự án hoàn thành từ năm 2009 trở đi thì khi quyết toán thuế TNDN đối với toàn bộ dự án, doanh nghiệp phải tách riêng các căn nhà đã bàn giao cho khách hàng kèm theo chuyển quyền sử dụng đất từ năm 2008 trở về trước và đã nộp thuế theo các quy định của chính sách thuế từ năm 2008 trở về trước thì tính và nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các căn nhà đã bán kèm theo chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2009 trở đi tính và nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế:

- Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cho cơ quan thuế địa phương nơi có bất động sản chuyển nhượng.

Hồ sơ khai thuế, nộp thuế, chứng từ nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản phát sinh tại địa phương nơi có bất động sản chuyển nhượng là căn cứ làm thủ tục quyết toán thuế nơi đặt trụ sở chính.

- Doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo tờ khai số 09/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 130/2008/TT-BTC. Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp từ số tiền ứng trước của khách hàng thu theo tiến độ được nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi có bất động sản chuyển nhượng và được kê khai vào Phần II Tờ khai số 09/TNDN. Khi bàn giao bất động sản, doanh nghiệp phải quyết toán chính thức thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai vào Phần I Tờ khai số 09/TNDN.

- Doanh nghiệp phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản nếu đề nghị nộp thuế theo từng lần phát sinh và đã kê khai thuế TNDN như doanh nghiệp không phát sinh thường xuyên hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì không phải kê khai thuế TNDN tạm nộp hàng quý mà chỉ kê khai quyết toán thuế TNDN năm.

XII - Ưu đãi thuế TNDN.

1. Một số nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN cần lưu ý thêm:

- Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.

- Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế; Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

Ví dụ: + DN A có kỳ tính thuế đầu tiên từ năm 2009 và thuộc diện hưởng thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp DNA không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

 + DN B có kỳ tính thuế đầu tiên từ năm 2007 và thuộc diện hưởng thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định, đã có doanh thu thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trường hợp đến hết năm 2009 mà chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính từ năm 2010.

+ DN C có kỳ tính thuế đầu tiên trước năm 2007 và thuộc diện hưởng thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định, đã có doanh thu nhưng chưa có thu nhập chịu thuế và chưa tính thời gian miễn giảm thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính từ kỳ tính thuế năm 2009.

- Trong cùng một kỳ tính thuế nếu có một khoản thu nhập thuộc diện áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế theo nhiều trường hợp khác nhau thì doanh nghiệp tự lựa chọn một trong những trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất.

- Trong thời gian được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu trong năm tính thuế mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế quy định thì doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi trong năm tính thuế đó mà phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất 25%.

- Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế vừa có hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và hoạt động kinh doanh không được ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

- Trường hợp hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế (trừ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự lựa chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất của hoạt động kinh doanh còn thu nhập.

- Doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế) theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp thì tiếp tục được hưởng các mức ưu đãi này cho thời gian còn lại. Trường hợp mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thấp hơn mức ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng thi hành thì được áp dụng ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng thi hành cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2009.

- Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra, thanh tra phát hiện tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Tuỳ theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

- Không áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối các khoản thu nhập :

+ Thu nhập khác.

+ Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác.

+ Thu nhập từ hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng, cá cược theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2. Một số trường hợp cụ thể cần lưu ý thêm:

2.1. Đối với các doanh nghiệp bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về sử dụng nguyên liệu trong nước, về tỷ lệ xuất khẩu của hoạt động dệt, may theo cam kết gia nhập WTO: Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 2348/BTC-TCT ngày 03/3/2009. Theo công văn này có hướng dẫn:

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi do sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) như: sản xuất trong Khu công nghiệp, sản xuất trong khu chế xuất nếu bị chấm dứt điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu thì khu chế xuất chuyển sang được hưởng điều kiện như khu công nghiệp (theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ); thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; sử dụng nhiều lao động … thì tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đã đáp ứng cho thời gian ưu đãi còn lại. Doanh nghiệp được phép lựa chọn một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập.

Phương án 2: Được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện doanh nghiệp đáp ứng (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).

Như vậy doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi do sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, do sử dụng nguyên liệu trong nước) được chọn 1 trong 2 phương án nêu trên để được hưởng ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian ưu đãi còn lại theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm đầu tiên được cấp Giấy phép thành lập hoặc tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007).

Ví dụ 1: DN chế xuất, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, có dự án thực hiện trong Khu công nghiệp. DN thành lập năm 1997, theo giấy phép đầu tư được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% suốt dự án; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế 4 năm tiếp theo. DN có thu nhập chịu thuế từ năm 1997.

- Theo quy định tại Giấy phép đầu tư nêu trên thì: DN được miễn thuế 4 năm (từ năm 1997 đến năm 2000), giảm 50% trong 4 năm tiếp theo (2001 đến năm 2004), được áp dụng thuế suất 10% từ năm 1997 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

- Theo quy định tại Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 thì DN chế xuất trong lĩnh vực sản xuất được chuyển sang miễn thuế 4 năm (từ năm 1997 đến năm 2000) và giảm 50% thuế 7 năm tiếp theo (từ năm 2001 đến năm 2007), áp dụng thuế suất 10%.

- Theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC thì từ năm 2007, Công ty sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế TNDN 10% theo điều kiện xuất khẩu và giảm thuế năm 2007. Tuy nhiên Công ty lại đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp.

Phương án 1: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép năm 1997 là Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế lợi tức (TNDN) là 15% cho suốt thời gian hoạt động của dự án; được miễn thuế TNDN 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không được giảm thuế. Đến thời điểm ngày 11/1/2007(ngày cam kết WTO), Công ty đã miễn thuế 4 năm và giảm thuế 6 năm do vậy nếu chọn phương án 1 thì Công ty được chuyển sang hưởng thuế suất 15% cho thời gian còn lại kể từ năm 2007 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

Phương án 2: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007) cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cam kết WTO là Nghị định số 24/2007/NĐ-CP) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN là 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế TNDN 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Đến thời điểm ngày 11/1/2007, Công ty miễn thuế 4 năm và giảm 50% trong 6 năm tiếp theo (từ 1997 – 2006), do vậy công ty không được tiếp tục chuyển sang giảm thuế cho thời gian còn lại, được áp dụng thuế suất thuế TNDN 15% trong 12 năm (từ 1997 đến 2008). Như vậy nếu chọn phương án 2 thì Công ty được áp thuế suất 15% cho thời gian còn lại là năm 2007 và 2008, từ năm 2009 chuyển sang áp dụng thuế suất 25%.

Ví dụ 2: Công ty TNHH B địa chỉ Khu công nghiệp là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, có chức năng sản xuất hàng may mặc xuất khẩu trên 80%, được thành lập theo Giấy phép đầu tư, năm 2003 là năm bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh. Công ty được hưởng mức thuế suất thuế TNDN ưu đãi là 10% cho suốt thời gian hoạt động của dự án, miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lợi nhuận, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Năm 2005 là năm đầu tiên công ty có thu nhập.

- Theo quy định tại Giấy phép đầu tư nêu trên thì: Công ty được miễn thuế 4 năm (từ năm 2005 đến năm 2008), giảm 50% trong 4 năm tiếp theo (2009 đến năm 2012), được áp dụng thuế suất 10% từ năm 2003 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

- Theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC thì từ năm 2007, Công ty sẽ không được hưởng thuế suất thuế TNDN 10% và không được miễn giảm thuế theo điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên Công ty lại đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp.

Như vậy trường hợp này Công ty B sẽ được lựa chọn 1 trong 2 phương án theo hướng dẫn tại công văn số 2348/BTC- TCT như sau:

Phương án 1: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cấp giấy phép năm 2003 là Nghị định số 27/2003/NĐ-CP) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN là 15% cho suốt thời gian hoạt động của dự án; được miễn thuế TNDN 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, không được giảm thuế. Như vậy nếu chọn phương án 1 thì Công ty được miễn thuế 2 năm (năm 2005, 2006), được hưởng thuế suất 15% cho thời gian còn lại kể từ năm 2007 đến hết thời gian hoạt động của dự án.

Phương án 2: Nếu xác định được hưởng ưu đãi theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (ngày 11/1/2007) cho thời gian ưu đãi còn lại (văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm cam kết WTO là Nghị định số 24/2007/NĐ-CP) thì: Công ty là cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN là 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế TNDN 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, và được giảm 50% số thuế phải nộp cho 7 năm tiếp theo. Như vậy nếu chọn phươn án 2, Công ty có thu nhập chịu thuế từ năm 2005, đến thời điểm ngày 11/1/2007 Công ty sẽ được miễn thuế thêm 1 năm (năm 2007), giảm 50% trong 7 năm tiếp theo (từ năm 2008 đến năm 2014), được áp dụng thuế suất 15% trong thời gian 12 năm (từ năm 2002 đến năm 2013), như vậy đến năm 2007 công ty được áp dụng thuế suất cho thời gian còn lại là 7 năm (từ năm 2007 đến năm 2013), từ năm 2014 áp dụng thuế suất thuế TNDN 25%.

Ví dụ 3: DN dệt may có dự án thực hiện trong Khu công nghiệp, thành lập năm 2000 có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm nên được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% suốt dự án; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế 4 năm tiếp theo.

Theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP và Thông tư số 134/2007/TT-BTC thì từ năm 2007, Công ty sẽ không được hưởng thuế suất thuế TNDN 10% và không được miễn giảm thuế theo điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên Công ty lại đáp ứng điều kiện về cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp.

Theo ví dụ nêu trên, trường hợp DN nếu đến thời điểm chấm dứt ưu đãi theo cam kết WTO đã miễn thuế hết 4 năm mà chọn theo phương án 2 (miễn thuế 3 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo; áp dụng thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh) thì DN không được chuyển sang điều kiện miễn giảm thuế theo NĐ 24/2007/NĐ-CP và mà chỉ được lựa chọn hưởng thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cho thời gian ưu đãi còn lại.

2.2. Đối với ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu (trừ hoạt động dệt may): được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu đến hết năm 2011.

Từ năm 2012, doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu, nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác về thuế thu nhập doanh nghiệp (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng tỷ lệ xuất khẩu) thì được lựa chọn và thông báo với cơ quan thuế hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm được cấp Giấy phép thành lập hoặc theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm điều chỉnh do cam kết WTO (hết năm 2011).

2.3. - Khoản 4 Điều 2 quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ quy định: "Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo Quy chế này”.

- Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế quy định: “Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế”.

Như vậy các doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về thuế TNDN là hưởng ưu đãi do đáp ứng về điều kiện xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp chế xuất sẽ bị điều chỉnh ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng về tỷ lệ xuất khẩu theo quy định tại Nghị định số 24/2007/NĐ-CP; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP; Thông tư số 134/2007/TT-BTC; Thông tư số 130/2008/TT-BTC và công văn số 2348/BTC-TCT. Trường hợp DN chế xuất đáp ứng các điều kiện ưu đãi khác ngoài điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu thì sẽ được lựa chọn hưởng ưu đãi theo hướng dẫn tại công văn số 2348/BTC-TCT.

2.4. Đối với hoạt động kinh doanh phát triển hạ tầng KCN, KCX, KCNC: Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 4125/BTC-TCT ngày 23/3/2009 và công văn số 13480/BTC-TCT ngày 23/9/2009. Theo các công văn này có hướng dẫn:

- Doanh nghiệp kinh doanh phát triển hạ tầng KCN được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng không thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ĐKKD đã cấp mà chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất, quyền thuê đất cho các doanh nghiệp khác để các doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và cho thuê thì phải thực hiện nộp thuế TNDN từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động này.

- Doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/1/2009, có dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX, KCNC và dự án được giao đất, cho thuê đất trước ngày 1/1/2009 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó các doanh nghiệp này thực hiện đầu tư phát triển hạ tầng và cho các doanh nghiệp trong KCN, KCX, KCNC thuê lại đất đã phát triển hạ tầng thì thu nhập từ hoạt động này là thu nhập từ hoạt động kinh doanh phát triển hạ tầng và được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định.

Sang năm 2009, các dự án đầu tư này đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho thời gian ưu đãi còn lại căn cứ theo các điều kiện mà dự án đầu tư đáp ứng.

- Doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/1/2009, có dự án đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX, KCNC và dự án được giao đất, cho thuê đất từ ngày 1/1/2009 để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp kinh doanh phát triển hạ tầng thành lập từ ngày 1/1/2009 không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh phát triển hạ tầng.

2.5. Đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 10254/BTC-TCT ngày 20/7/2009. Theo công văn này có hướng dẫn: Không áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp được thành lập và cấp giấy phép đầu tư về hoạt động khai thác khoáng sản từ ngày 01/01/2009. Trường hợp doanh nghiệp khai thác khoáng sản hoạt động trước ngày 01/01/2009 đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11, Luật Dầu khí và các văn bản pháp luật của Chính phủ ban hành trước ngày 01/01/2009 thì tiếp tục được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11, Luật Dầu khí và các văn bản pháp luật của Chính phủ đã ban hành cho thời gian còn lại. Trường hợp trong kỳ tính thuế doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế vừa có hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và hoạt động kinh doanh không được ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.

2.6. Đối với hoạt động xã hội hóa: Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 11660/BTC-TCT ngày 20/8/2009. Theo công văn này có hướng dẫn:

- Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ (không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ) có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa thuộc danh mục loại hình và đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động thì thời điểm áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động tính từ khi Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

- Trường hợp đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa thuộc danh mục loại hình và đáp ứng các tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng chính phủ và đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động thì thời điểm áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động tính từ khi Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

- Trường hợp đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ:

+ Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng có phát sinh thu nhập từ hoạt động xã hội hoá hay cơ sở kinh doanh có thu nhập từ hoạt động xã hội hoá không thành lập cơ sở hạch toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá nếu đủ điều kiện thuộc Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn về lĩnh vực xã hội hoá ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định thì áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường kể từ ngày 01/01/2009.

+ Doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá trước ngày 01/01/2009 mà đang áp dụng mức thuế suất cao hơn mức 10% nếu đủ điều kiện thuộc Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn về lĩnh vực xã hội hoá ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định thì được chuyển sang áp dụng mức thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ hoạt động xã hội hoá kể từ ngày 01/01/2009.

Một số nội dung cần lưu ý thêm khi quyết toán thuế TNDN:

- Doanh thu tính thuế đối với hoạt động bán vé, bán thẻ hội viên sân gôn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BTC ngày 13/1/2010 của Bộ Tài chính.

- Việc áp dụng hệ số phân bổ giá trị quyền sử dụng đất cho các căn hộ trong toà nhà chung cư cao tầng để tính thuế TNDN thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 18044/BTC-TCT ngày 23/12/2009 của Bộ Tài chính.

- Về phân bổ chi phí đối với vỏ bình ga khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1484/BTC-TCT ngày 10/2/2009 và công văn số 7776/BTC-TCT ngày 2/6/2009 của Bộ Tài chính.

- Thời gian áp dụng ưu đãi thuế TNDN đối với lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 118/BTC-TCT ngày 5/1/2010 của Bộ Tài chính.

PHẦN 2: VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ TNDN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ KÍCH CẦU ĐẦU TƯ, TIÊU DÙNG; CHỐNG SUY GIẢM KINH TẾ, THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

Căn cứ vào Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008; Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009; Quyết định số 96/2009/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009; Thông tư 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009, Thông tư số 181/2009/TT-BTC ngày 14/9/2009 và các công văn số 1326/BTC-CST ngày 04/02/2009, công văn số 10588/BTC-TCT ngày 24/7/2009, công văn số 17665/BTC-TCT ngày 16/12/200 hướng dẫn thực hiện các Nghị quyết và Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính Phủ. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến các trường hợp được hưởng ưu đãi về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo chủ trương kích cầu cần căn cứ vào những quy định và hướng dẫn cụ thể tại các văn bản nêu trên, cụ thể:

1. Xác định đối tượng, phạm vi:

1.1. Về miễn, giảm thuế:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009, bao gồm cả:

+ Các tổ chức: hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân; đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nhưng hạch toán độc lập; đơn vị thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC.

Tiêu chí hướng dẫn tại Mục I Thông tư số 03/2009/TT-BTC được xác định cho trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nhưng hạch toán phụ thuộc, khai nộp thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính như nhà máy, phân xưởng, cửa hàng, văn phòng,... nếu có.

+ Đơn vị sự nghiệp có thu

+ Quỹ đầu tư phát triển địa phương: Quỹ đầu tư phát triển địa phương được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 28/8/2007 về tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương thuộc đối tượng điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/02/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16/5/2004.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

“- Có vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hiện đang có hiệu lực trước ngày 01 tháng 01 năm 2009 không quá 10 tỷ đồng; trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 thì vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu không quá 10 tỷ đồng.

- Có số lao động sử dụng bình quân trong quý IV năm 2008 không quá 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng; trường hợp doanh nghiệp thành lập mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2008 thì số lao động được trả lương, trả công của tháng đầu tiên (đủ 30 ngày) có doanh thu không quá 300 người”.

- Miễn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với các khoản thu nhập sau đây:

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho thuê đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuê trong quá trình học tập;

+ Thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho thuê đối với công nhân làm việc tại các khu công nghiệp;

+ Thu nhập từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để bán, để cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở.

1.2. Về gia hạn nộp thuế:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế được xác định như sau:

- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, là số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý năm 2009 sau khi đã được giảm thuế theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 03/2009/TT-BTC.

- Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, là số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý năm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động này.

Trường hợp doanh nghiệp không xác định được số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động khác thì số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động sản xuất chế biến được gia hạn xác định theo tỷ lệ % giữa tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất, gia công, chế biến được gia hạn trên tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2008.

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh năm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh sau (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính):

+ Sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất;

+ Sản xuất vật liệu xây dựng, gồm: gạch, ngói các loại; vôi; sơn;

+ Xây dựng, lắp đặt;

+ Dịch vụ du lịch;

+ Kinh doanh lương thực;

+ Kinh doanh phân bón.

Ví dụ: Công ty TNHH xây dựng ABC có số vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 01/7/2007 là 09 tỷ đồng (trong quá trình hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp không điều chỉnh tăng vốn tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) với ngành nghề hoạt động là xây dựng, lắp đặt các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Do Công ty TNHH xây dựng ABC có số vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp ngày 01/7/2007 là 09 tỷ đồng đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó được hưởng các ưu đãi về giảm, gia hạn nộp thuế TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính và không được hưởng ưu đãi về gia hạn nộp thuế theo hướng dẫn tại Thông tư 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính.

2. Xác định số thuế được miễn giảm, gia hạn:

2.1. Xác định số thuế TNDN được miễn, giảm thuế:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009. Cụ thể như sau:

a) Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của quý IV năm 2008 bằng 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008. Doanh nghiệp thực hiện xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 như sau:

- Trường hợp xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế của quý IV năm 2008 thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 được xác định theo thu nhập chịu thuế của quý IV năm 2008 mà doanh nghiệp hạch toán được.

- Trường hợp không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế của quý IV năm 2008 thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 được xác định như sau:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008

=

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2008

4

b) Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của năm 2009 bằng 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm.

- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho thuê đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuê trong quá trình học tập; Thu nhập từ hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để cho thuê đối với công nhân làm việc tại các khu công nghiệp; Thu nhập từ các hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở để bán, để cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở được xác định theo kết quả hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh được miễn thuế. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các hoạt động kinh doanh được miễn thuế thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của các hoạt động kinh doanh được miễn thuế với tổng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2009.

2.2. Xác định số thuế TNDN được gia hạn nộp thuế:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế được xác định như sau:

- Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, là số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý năm 2009 sau khi đã được giảm thuế 30% theo hướng dẫn nêu trên.

- Đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, là số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý năm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động này.

Trường hợp doanh nghiệp không xác định được số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động khác thì số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của các hoạt động sản xuất chế biến được gia hạn xác định theo tỷ lệ % giữa tổng doanh thu của các hoạt động sản xuất, gia công, chế biến được gia hạn trên tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2008.

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh năm 2009 đối với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh sau:

+ Sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất;

+ Sản xuất vật liệu xây dựng, gồm: gạch, ngói các loại; vôi; sơn;

+ Xây dựng, lắp đặt;

+ Dịch vụ du lịch;

+ Kinh doanh lương thực;

+ Kinh doanh phân bón.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế được xác định theo kết quả hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế.

Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của các hoạt động kinh doanh được gia hạn nộp thuế với tổng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng quý.

3. Một số lưu ý:

3.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009, bao gồm số thuế TNDN phải nộp tính trên tổng thu nhập từ các hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, kể cả thu nhập chuyển quyền sử dụng đất, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và thu nhập khác.

3.2. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật về thuế TNDN thì số thuế TNDN được giảm 30% được tính trên số thuế còn lại sau khi đã trừ đi số thuế TNDN được ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.

3.3. Đối với trường hợp Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát sinh thu nhập không thường xuyên từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo từng lần phát sinh:

- Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được giảm, gia hạn phải xác định riêng (không bù trừ) số thuế được giảm, gia hạn từ hoạt động kinh doanh chính với số thuế được giảm, gia hạn từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và chuyển nhượng bất động sản.

- Về địa điểm kê khai, giảm và gia hạn nộp thuế: Các doanh nghiệp thực hiện kê khai, giảm và gia hạn nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại địa phương nơi có bất động sản chuyển nhượng.

3.4. Xử lý số thuế TNDN chênh lệnh khi quyết toán thuế:

- Trường hợp khi doanh nghiệp tự quyết toán thuế TNDN của năm 2009 có phát sinh số thuế TNDN được hưởng ưu đãi miễn, giảm, gia hạn cao hơn so với tổng số thuế đã tạm tính của 4 quý thì doanh nghiệp tiếp tục được hưởng ưu đãi về miễn, giảm, gia hạn đối với số thuế chênh lệch tăng thêm giữa số quyết toán với tổng số đã tạm tính của 4 quý năm 2009. Về thời hạn được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến hết ngày 30/10/2010.

- Trường hợp khi doanh nghiệp tự quyết toán thuế TNDN của năm 2009 có phát sinh số thuế TNDN được hưởng ưu đãi miễn, giảm, gia hạn thấp hơn so với tổng số thuế đã tạm tính của 4 quý thì doanh nghiệp lập hồ sơ kê khai bổ sung điều chỉnh theo quy định tại Điểm 5.1, Mục I, Phần B, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính.

3.5. Việc miễn, giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với các doanh nghiệp đã thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ và thực hiện đăng ký nộp thuế theo kê khai.

3.6. Trường hợp doanh nghiệp đã quyết toán thuế TNDN của năm 2009 nhưng chưa kê khai các ưu đãi về miễn, giảm thuế TNDN thì doanh nghiệp được lập hồ sơ kê khai bổ sung điều chỉnh theo quy định tại Điểm 5.1, Mục I, Phần B, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, trường hợp cơ quan thuế đã công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thì doanh nghiệp không được kê khai bổ sung.

3.7. Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu: Các đơn vị sự nghiệp có thu nếu đáp ứng được điều kiện về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ và thực hiện đăng ký nộp thuế theo kê khai thì được xem xét giảm và gia hạn nộp thuế TNDN theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính.

3.8. Các ngành nghề được miễn, giảm, gia hạn phải được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực tế có hoạt động kinh doanh.

PHẦN 3: VỀ KÊ KHAI THUẾ.

Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Năm 2009 cũng là năm Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp (trong đó có giải pháp giảm và gia hạn nộp thuế TNDN) nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Theo quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì một số quy định về thuế TNDN đã được thay đổi so với Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11; Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDN năm 2009 được thực hiện theo đúng quy định của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trong khi chưa sửa đổi các mẫu biểu quyết toán thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007, thì hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2009 gồm có:

1. Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC

2. Mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 130/2008/TT- BTC (nếu doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính).

3. Báo cáo tài chính năm ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với người nộp thuế áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp) hoặc ban hành kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với người nộp thuế áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):

- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN hoặc mẫu số 03-1C/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC.

- Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC (phần I: Kế hoạch chuyển lỗ phát sinh các kỳ tính thuế trước và kỳ này doanh nghiệp không phải kê khai vào nội dung này mà doanh nghiệp chỉ kê khai vào phần II: Xác định số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế).

- Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo mẫu số 03-3/TNDN.

- Các Phụ lục về ưu đãi về thuế TNDN:

+ Mẫu số 03-4A/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch.

+ Mẫu số 03-4B/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền SX mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất.

+ Mẫu số 03-4H/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế TNDN theo quy định tại điểm 2 mục IV phần H Thông tư số 130/TT-BTC thì sử dụng phụ lục Mẫu số 03-4H/TNDN để kê khai số thuế TNDN được giảm.

Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế theo các giải pháp của Chính phủ kích cầu đầu tư, tiêu dùng; chống suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp thì sử dụng phụ lục Mẫu số 03-4H/TNDN để kê khai số thuế TNDN được miễn, giảm.

- Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-5/TNDN.

- Phụ lục số 04/TNDN áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ do đơn vị này có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.

Không sử dụng các phụ lục ưu đãi về thuế TNDN (do các khoản thu nhập này đã được quy định tại phần thu nhập miễn thuế):

+ Mẫu số 03-4C/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP

+ Mẫu số 03-4D/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm sản xuất thử, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới đầu tiên áp dụng tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP

+ Mẫu số 03-4Đ/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP

+ Mẫu số 03-4E/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với thu nhập từ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật và phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội theo quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP

+ Mẫu số 03-4G/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi đối với nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức: bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật quy trình công nghệ , dịch vụ kỹ thuật theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP

Khi kê khai Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN cần lưu ý :

1. Tại chỉ tiêu [B22] – Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác phản ánh thêm:

- Các khoản thu nhập được miễn thuế quy định tại mục VI phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính (ngoại trừ thu nhập được chia từ góp vốn liên doanh, liên kết trong nước do đã có phản ánh tại chỉ tiêu [B18])

- Khoản trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp quy định tại mục VIII phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài Chính .

2. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế TNDN năm 2009 theo quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài chính thì số thuế TNDN giảm được thực hiện trên Phụ lục mẫu số 03-4H/TNDN như sau:

Doanh nghiệp ghi bổ sung: Thuế TNDN được giảm theo các giải pháp kích cầu của Chính phủ = (Thuế TNDN phải nộp năm 2009 x 30%).

3. Trên tờ khai quyết toán số 03/TNDN: Tại chỉ tiêu [C4] : Thuế TNDN được miễn, giảm trong kỳ tính thuế: DN phản ánh tổng số thuế TNDN miễn giảm trong kỳ tính thuế (bao gồm cả miễn giảm thuế TNDN theo quy định tại Luật thuế TNDN (nếu có) và miễn giảm thuế TNDN theo các giải pháp của Chính phủ kích cầu đầu tư, tiêu dùng; chống suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp (nếu có).

4. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản có thu tiền trước theo tiến độ công trình thực hiện, đã kê khai tạm nộp thuế TNDN 2% trên số tiền thu được và trong năm 2009 đã thực hiện bàn giao cho khách hàng, thì khi kê khai quyết toán thuế TNDN ngoài việc phản ánh số thuế TNDN phải nộp của hoạt động kinh doanh bất động sản bàn giao trong năm 2009 tại chỉ tiêu [C7], tại chỉ tiêu [C9] - Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất đã nộp ở tỉnh/thành phố ngoài nơi đóng trụ sở chính, doanh nghiệp phải phản ánh thêm: Số thuế TNDN đã kê khai tạm nộp 2% theo tiến độ thu tiền của các bất động sản đã bàn giao và quyết toán thuế TNDN trong năm 2009 (căn cứ vào chứng từ, biên lai nộp thuế).

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn cần lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2009. Đề nghị Cục thuế căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và hướng dẫn tại công văn này tổ chức triển khai, tuyên truyền và tập huấn cho người nộp thuế để thực hiện tốt công tác quyết toán thuế TNDN năm 2009 trên địa bàn. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các Cục thuế phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế để có hướng dẫn giải đáp./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Cục THTKTC (để đăng trên trang tin điện tử Bộ Tài chính);
- Vụ PC; CST; TCDN;
- Trang tin điện tử Tổng cục Thuế;
- Các Ban thuộc TCT;
- Lưu: VT;CS (10b).Mai

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





Phạm Duy Khương

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi