Công văn 3495/BTC-CST của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh thuế nhập khẩu lúa mì
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3495/BTC-CST
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3495/BTC-CST |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 22/03/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí |
tải Công văn 3495/BTC-CST
BỘ TÀI CHÍNH Số: 3495/BTC-CST | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2010 |
Kính gửi: | - Bộ Công thương; |
Qua phản ánh của một số đơn vị Hải quan về việc nhập khẩu lúa mì, Bộ Tài chính xin trao đổi với Quý Bộ như sau:
Nhóm 10.01 bao gồm lúa mì ở dạng hạt, chưa xát vỏ hoặc chế biến cách khác. Trong nhóm này có chi tiết 2 mặt hàng: lúa mì dùng làm thức ăn cho người (5%) và loại khác (dùng cho chăn nuôi - 0%)). Khi các doanh nghiệp nhập khẩu thì khai báo thuộc loại làm thức ăn chăn nuôi (có xác nhận của Cục Chăn nuôi về việc "lúa mì có chất lượng phù hợp với quy định tại mục 3, Danh mục nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam và đề nghị Cơ quan Hải quan cho thông quan để doanh nghiệp sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, các loại lúa mì này theo phản ánh thì có thể sử dụng làm thức ăn cho người và qua việc làm thủ tục hải quan thì chỉ có một loại lúa mì được nhập khẩu.
Ngoài ra, qua một số thông tin thì Bộ Tài chính thấy việc sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu sử dụng cám mì, các loại bột mì hay lúa mì chủ yếu để sản xuất thức ăn cho người như sản xuất bia, bánh kẹo. Do vậy, để tránh việc lợi dụng nhập khẩu ưu đãi không đúng mục đích, không phù hợp với chính sách ưu đãi của Nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị Quý Bộ cho ý kiến về sự cần thiết ưu đãi thuế cho lúa mì dùng làm thức ăn chăn nuôi và thực tế mặt hàng này có sử dụng trong ngành chế biến thức ăn gia súc không? Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh nâng mức thuế suất mặt hàng lúa mì thuộc nhóm 10.01 thống nhất từ 5 đến 10%, không phân biệt dùng cho người hay chăn nuôi.
Đề nghị Quý Bộ có ý kiến tham gia trước ngày 29/3/2010 để Bộ Tài chính có phương án sửa đổi phù hợp.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Bộ./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây