Công văn 3316/TCT-HTQT của Tổng cục Thuế về việc hoàn thuế theo Hiệp định Việt Nam - Pháp đối với thu nhập từ lãi tiền cho vay

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 3316/TCT-HTQT

Công văn 3316/TCT-HTQT của Tổng cục Thuế về việc hoàn thuế theo Hiệp định Việt Nam - Pháp đối với thu nhập từ lãi tiền cho vay
Cơ quan ban hành: Tổng cục ThuếSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3316/TCT-HTQTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Hồng Hải
Ngày ban hành:13/08/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC THUẾ

----------------

Số: 3316 /TCT-HTQT

V/v: hoàn thuế theo Hiệp định Việt Nam - Pháp đối với thu nhập từ lãi tiền cho vay

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2009

 

 

Kính gửi: Cục Thuế Thành phố Cần Thơ

 

 

Trả lời công văn số 118/CT-KK&KTT ngày 24/4/2009 và công văn số 156/CT-KK&KTT ngày 10/6/2009 của Cục Thuế Thành phố Cần Thơ về việc xét hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định) đối với thu nhập từ lãi tiền cho vay của Công ty TNHH Electricité et Eaux de Madagasca (Công ty EEM), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về việc áp dụng nội luật

Thu nhập từ hoạt động cho vay của Công ty EEM phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam theo tỷ lệ 10% tính trên doanh thu tính thuế hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật qua các giai đoạn cụ thể như sau:

- Điểm 2, Mục I, Phần C, Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đối với thu nhập phát sinh từ 01/01/1999 đến 15/2/2005;

- Điểm 2.2, Mục II, Phần B, Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam đối với thu nhập phát sinh từ 16/2/2005 đến 31/12/2008;

- Điểm 3.2, Mục III, Phần B, Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam đối với thu nhập phát sinh từ 01/01/2009 đến nay.

2. Về việc áp dụng Hiệp định

2.1. Về phạm vi áp dụng Hiệp định

Về phạm vi áp dụng, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được áp dụng đối với các đối tượng là đối tượng cư trú của một trong hai Nước Ký kết. Tại Phần A, Mục I - Phạm vi áp dụng Hiệp định, Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (Thông tư số 133/2004/TT-BTC) quy định:

“Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.”

Căn cứ tại quy định trên, để có cơ sở áp dụng Hiệp định, đối tượng đề nghị áp dụng Hiệp định phải có Giấy chứng nhận cư trú do Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cấp. Tuy nhiên, tại hồ sơ do Cục Thuế gửi không có Giấy chứng nhận cư trú của Công ty EEM nên không có đủ căn cứ áp dụng Hiệp định với Nước (hoặc Vùng lãnh thổ) ký kết nào. Do đó, để có cơ sở áp dụng Hiệp định, đề nghị Cục Thuế yêu cầu Công ty EEM khi làm thủ tục áp dụng Hiệp định cần cung cấp Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế Pháp cấp, trong đó nêu rõ thời gian Công ty EEM là đối tượng cư trú của Pháp.

2.2. Về thời hiệu áp dụng Hiệp định

Điểm 3.2, Mục VII - Thủ tục giải quyết khiếu nại, Phần D, Thông tư số 133/2004/TT-BTC quy định: “Việc khiếu nại phải được tiến hành trong vòng 3 năm kể từ khi có thông báo đầu tiên của cơ quan thuế dẫn đến việc xử lí thuế mà đối tượng nộp thuế cho là không đúng với Hiệp định. Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thời hạn 3 năm kể từ khi khoản chi trả có liên quan đến nghĩa vụ thuế được thanh toán hoặc phát sinh.”

Thuế đối với lãi tiền vay là thuế khấu trừ tại nguồn, do đó trong trường hợp hợp này, thời hạn 3 năm được tính từ khi lãi tiền vay có liên quan đến nghĩa vụ thuế phát sinh tới khi Công ty Liên doanh Khách sạn Victoria Cần Thơ (Công ty Victoria) tiến hành việc khiếu nại. Như vậy, Công ty Victoria có quyền khiếu nại đối với số tiền thuế đã nộp liên quan đến lãi tiền vay phát sinh trước thời điểm nộp đơn đề nghị áp dụng Hiệp định một khoảng thời gian là 3 năm. Cụ thể, trong trường hợp này, Công ty Victoria bắt đầu có đơn đề nghị áp dụng Hiệp định vào ngày 26/12/2008 thì khoảng thời gian được phép áp dụng Hiệp định đối với số thuế liên quan đến lãi tiền vay phát sinh sẽ tính ngược lại 3 năm, tức là từ 26/12/2005 đến 26/12/2008. Các khoản thuế liên quan đến lãi tiền vay phát sinh trước thời điểm 26/12/2005 không thuộc đối tượng xem xét áp dụng Hiệp định do đã vượt quá thời hiệu nêu trên.

2.3. Về điều khoản Hiệp định áp dụng

Giả sử Công ty EEM là đối tượng cư trú của Pháp trong các năm từ 2005 đến 2008, Điều 20 - Thu nhập khác, Hiệp định Việt Nam - Pháp sẽ được áp dụng.

Điều 20 - Thu nhập khác, Hiệp định Việt Nam - Pháp quy định:

“1. Những khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết, bất kể phát sinh ở đâu, không được đề cập đến tại các điều khoản trên của Hiệp định này sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước này.

2. Các quy định của khoản 1 sẽ không áp dụng đối với những thu nhập khác với những thu nhập từ bất động sản đã được quy định tại khoản 2 của điều 6, nếu đối tượng hưởng các thu nhập loại này là đối tượng cư trú của một Nước ký kết tiến hành một hoạt động công nghiệp hay thương mại tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú đóng tại đó, hoặc tiến hành tại Nước ký kết kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định đóng tại đó, và nếu quyền hoặc tài sản làm phát sinh các khoản thu nhập này có quan hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định này. Trong trường hợp này, các quy định tại điều 7 hoặc điều 13, tuỳ từng trường hợp, sẽ được áp dụng”.

Căn cứ quy định tại Điều 20, Hiệp định Việt Nam - Pháp nêu trên, nếu trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng vay giữa Công ty EEM và Công ty Victoria không tạo thành cơ sở thường trú hoặc không thông qua một cơ sở thường trú của Công ty EEM tại Việt Nam thì thu nhập Công ty thu được từ hoạt động cho vay tại Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trường hợp trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng vay giữa Công ty EEM và Công ty Victoria có tạo thành cơ sở thường trú hoặc thông qua một cơ sở thường trú của Công ty tại Việt Nam và nếu quyền hoặc tài sản làm phát sinh các khoản thu nhập này có quan hệ thực tế với cơ sở thường trú này thì Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập thu được từ hoạt động cho vay tại Việt Nam.

Đối với việc kiểm tra nhằm xác định sự tồn tại của cơ sở thường trú của Công ty EEM tại Việt Nam, đề nghị Cục Thuế tập trung kiểm tra một số điểm sau:

Thứ nhất, quá trình đàm phán hợp đồng được tổ chức như thế nào? Có qua các văn phòng của Công ty EEM tại Việt Nam (để có thể áp dụng Khoản 2 (a, b, c), Điều 5 – Cơ sở thường trú) hay không?

Thứ hai, kiểm tra Người ký hợp đồng có đúng là các đại diện của Công ty EEM (để có thể áp dụng Khoản 5, Điều 5 – Cơ sở thường trú) hay không?

Thứ ba, việc rút vốn và thanh toán tiền nợ, tiền lãi có đúng các quy định tại Hợp đồng và các công văn xác nhận đăng ký khoản vay nợ nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ hay không?

3. Về thủ tục áp dụng Hiệp định

Để được hoàn thuế theo Hiệp định, Cục Thuế cần hướng dẫn Công ty EEM với tư cách đối tượng được áp dụng Hiệp định (là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ có Hiệp định với Việt Nam) thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điểm 7, Mục I, Phần G, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

Trường hợp Công ty EEM uỷ quyền cho Công ty Victoria hoặc bất cứ một đối tương nào khác tiến hành các thủ tục áp dụng Hiệp định, đề nghị Công ty EEM thực hiện các thủ tục uỷ quyền theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, Điểm 2.6, Mục II, Phần G - Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 quy định:

“Hồ sơ hoàn thuế thuộc đối tượng kiểm tra trước khi hoàn thuế thuộc một trong các trường hợp:

- Hoàn thuế theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

Theo quy định trên, trường hợp hoàn thuế theo các Hiệp định thuế nói chung và đối với thu nhập từ lãi tiền vay theo Hiệp định Việt Nam - Pháp nói riêng thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế. Do đó, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế thực hiện đúng các quy định về giải quyết hồ sơ hoàn thuế tại Mục II, Phần G, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 và Quy trình hoàn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 22/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Trong quá trình kiểm tra, Cục Thuế cần lưu ý kiểm tra các giấy chứng nhận cư trú của Công ty EEM (nêu tại điểm 2.1), thời hiệu áp dụng Hiệp định (nêu tại điểm 2.2) và xác định việc Công ty EEM có cơ sở thường trú tại Việt Nam hay không (nêu tại điểm 2.3).

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị Cục Thuế liên hệ với Tổng cục Thuế - Ban Hợp tác quốc tế, ĐT: (04) 39727805 để được hướng dẫn chi tiết.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế Thành phố Cần Thơ biết và thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Ban PC, CS, HT, TTTĐ;

- Lưu VT, HTQT (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Đã Ký

 

 

 

Lê Hồng Hải

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi